SEO Là Gì? Những Kiến Thức Cơ Bản Về SEO Mà bạn Cần Biết

Nếu bạn đang kinh doanh online, hoặc bạn đang là người sáng tạo nội dung trên mạng xã hội thì chắc chắn sẽ không xa lạ với SEO. Nhưng bạn đã có nhiều thông tin về SEO, hãy cùng SEOTCT theo dõi bài viết dưới đây để có thêm cho mình nhiều thông tin hữu ích nhé!

1. SEO là gì?

SEO là viết tắt của Search Engine Optimization, nghĩa là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm.

Nói một cách dễ hiểu, đây là hoạt động giúp website/fanpage của bạn xuất hiện ở những kết quả top đầu của một công cụ tìm kiếm nào đó (Google, youtube,…) khi có người gõ từ khóa liên quan đến lĩnh vực của bạn.

seo-1

Các loại hình SEO hay làm:

  • SEO từ khóa hay SEO Website đang là hình thức phổ biến và thông dụng nhất. Đa số các doanh nghiệp hoặc SEOer đều mong muốn từ khóa của mình có thứ hạng cao trên kết quả tìm kiếm của Google
  • SEO ảnh: Là cách SEO dùng kỹ thuật để đưa hình ảnh trong trang web của bạn lên top tìm kiếm của Google khi người dùng tìm kiếm với từ khóa đó và chọn tab hình ảnh hiển thị.
  • SEO Clip: Có thể SEO những video, clip có sẵn trên web hoặc dùng các kênh thông tin khác như youtube để đưa trang web của bạn hiển thị trên tab Video.
  • SEO Google Map (Local SEO): Là cách làm giúp cho người tìm kiếm dễ dàng nhận thấy được địa điểm cần tìm trên Google Map
  • SEO App Mobile: Hình thức SEO này sẽ được các App xuất hiện trên trang tìm kiếm mà Google hiển thị, giúp người dùng dễ dàng hơn trong việc lựa chọn.

Khi SEO bạn cần SEO OnpageSEO Offpage, hãy tìm hiểu thêm bài viết này để có thêm thông tin nhé!

2. Vì sao doanh nghiệp cần đến SEO

2.1 Tăng trải nghiệm trực tuyến

Ngày nay mọi người thường có xu hướng tìm kiếm sản phẩm hay dịch vụ thông qua các công cụ tìm kiếm. Nếu website của bạn được  SEO thì sẽ lọt TOP tìm kiếm của khách hàng. Như vậy bạn sẽ có nhiều cơ hội được khách hàng click vào tìm hiểu. Một cách để tăng khách hàng cho doanh nghiệp.

2.2 SEO giúp bạn tiết kiệm chi phí

Có thể khẳng định, hình thức quảng cáo truyền thống qua báo giấy và tạp chí vẫn còn đủ sức gây ấn tượng với khách hàng.

Tuy nhiên, khi những hình thức ấy ngày càng đắt đỏ và ít hiệu quả hơn, doanh nghiệp cần tìm cách chiếm ưu thế cạnh tranh mà không phải tiêu hao quá nhiều chi phí.

Vậy nên, SEO không chỉ ít tốn kém trong quá trình thực hiện, mà còn giúp bạn tiết kiệm về lâu dài. Cụ thể, hình thức marketing online này cho phép bạn điều chỉnh chiến dịch của mình dựa trên nhu cầu hiện tại của doanh nghiệp, đồng thời cho kết quả dễ đo lường hơn.

Thông qua các phân tích, bạn có thể dễ dàng theo dõi và đo lường các KPI quan trọng nhất đối với doanh nghiệp của bạn. Chẳng hạn: số lượng khách truy cập website, thời gian họ ở lại trang và các mục được truy cập thường xuyên nhất của website.

2.3 Lượng truy cập và tỷ lệ chuyển đổi cao

seo-2

Như đã đề cập ở trên, các kênh quảng cáo truyền thống đang ngày một tỏ ra kém hiệu quả. Ngoài việc tiếp cận được ít khách hàng mục tiêu, chúng cũng gây khó khăn cho việc thống kê số lượng khách hàng mua sản phẩm hoặc dịch vụ từ việc xem quảng cáo của bạn.

Còn khi chạy SEO, bạn sẽ hài lòng với kết quả thống kê rõ ràng, phù hợp với chiến lược tiếp thị của bạn. Bằng việc phân tích từ khóa, SEO có thể xác định quy mô tương đối của thị trường mục tiêu, cũng như xu hướng và hành vi mua sắm của họ.

Và với chiến dịch SEO được thực hiện đúng cách, bạn hoàn toàn có thể thu hút nhiều khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng trung thành, từ đó tạo ra doanh thu cao hơn.

2.4 Tăng uy tín cho thương hiệu

Khi website của bạn có thứ hạng cao trên trang kết quả tìm kiếm thì hình ảnh Doanh nghiệp hay thương hiệu của bạn sẽ tạo được uy tín, độ tin cậy tốt hơn. Lý do rất đơn giàn là vì mọi người đều biết và tin tưởng Google sẽ cung cấp cho họ những kết quả tốt nhất. Do vậy chỉ cần chiếm được trang đầu tiên của Google thì bạn sẽ có 1 vị trí đáng kế trong con mắt khách hàng.

2.5 Mở rộng thị trường

seo-3

Nếu doanh nghiệp của bạn kinh doanh bằng mô hình trực tuyến thì bạn có thể thông qua 1 dịch vụ SEO chuyên nghiệp để khai thác vào các thị trường khác hoặc ngay chính thị trường của bạn.
 
Hầu như bạn có khách hàng không giới hạn trên môi trường internet. Người dùng internet hiện nay khoảng 2,1 tỷ và phát triển nhanh chóng mỗi ngày. Bằng cách khai thác hiệu quả các chiến lược SEO, bạn có thể nhắm đến một thị trường thích hợp ở lĩnh vực khác hoặc tăng cường vị trí của bạn để chống lại các đối thủ cạnh tranh lớn hơn.

3. Các hình thức SEO phổ biến hiện nay

3.1 SEO mũ trắng 

Thuật ngữ SEO mũ trắng – White Hat SEO – dùng để chỉ các chiến thuật SEO phù hợp với các điều khoản và điều kiện của các công cụ tìm kiếm.

seo-4

SEO mũ trắng đề cập đến các phương pháp cải thiện thứ hạng tìm kiếm của bạn trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm một cách phù hợp với các quy tắc SEO của google. Phương pháp SEO mũ trắng không chỉ tăng thứ hạng các liên kết một cách hợp lệ mà nó còn có thể giữ vững thứ hạng của mình một cách lâu dài nhất có thể.

Các chiến thuật SEO mũ trắng bao gồm:

  • Cung cấp nội dung và dịch vụ chất lượng
  • Thời gian tải trang web nhanh và thân thiện với thiết bị di động
  • Sử dụng thẻ meta mô tả, giàu từ khóa
  • Làm cho trang web của bạn dễ dàng điều hướng

>>>Xem thêm: Dịch Vụ SEO

3.2 SEO mũ đen 

SEO mũ đen nghĩa là sử dụng các phương pháp, thủ thuật để phá vỡ các rào cản quy định của các công cụ tìm kiếm nhằm đưa mình lên những trang đầu của các kết quả tìm kiếm. Việc sử dụng SEO mũ đen có thể dẫn đến việc trang web bị cấm khỏi công cụ tìm kiếm và các trang web liên kết.

seo-5

Các chiến thuật SEO sau đây được coi là mũ đen và hoàn toàn không nên được thực hiện:

  • Tự động hóa nội dung
  • Doorway Pages (Trang cửa ngõ)
  • Văn bản ẩn hoặc liên kết
  • Nhồi nhét từ khóa
  • Báo cáo xấu đối thủ cạnh tranh (SEO tiêu cực)
  • Chuyển hướng lén lút
  • Thao tác liên kết (bao gồm cả liên kết mua)
  • Thư rác đánh dấu đoạn trích phong phú
  • Truy vấn tự động đến Google
  • Tạo trang, tên miền phụ hoặc tên miền có nội dung trùng lặp
  • Các trang có hành vi độc hại, chẳng hạn như lừa đảo, virus và phần mềm độc hại khác

3.3 SEO mũ xám

seo-6

SEO mũ xám – Gray Hat SEO Là kỹ thuật kết hợp giữa “mũ đen” và “mũ trắng” nhằm đạt được kết quả tốt hơn so với “mũ trắng”, nguy cơ bị banned thấp hơn mũ đen. SEO mũ xám rất khó định nghĩa. 

Hiểu biết đúng đắn về SEO mũ xám rất quan trọng bởi vì nó có thể cải thiện thứ hạng trang web của bạn mà không có hậu quả tiêu cực hoặc nó có thể khiến bạn mất hàng nghìn traffic.

4. Quy trình cơ bản của SEO

Bước 1: Nghiên cứu keyword bằng công cụ hỗ trợ (sẽ đề cập ở phần dưới), tìm hiểu về khách hàng và chiến lược của đối thủ cạnh tranh.

Bước 2: Xây dựng nội dung từ những từ khóa đã có được, đảm bảo các yếu tố SEO content và thu hút người đọc.

Bước 3: SEO Onpage, tức là tối ưu cho các yếu tố hiển thị trên trang web của bạn như từ khóa, tiêu đề, thẻ mô tả, hình ảnh,…

Bước 4: SEO Offpage, tức là xây dựng hệ thống backlink để đưa nhiều lượng truy cập từ các trang ngoài về website của bạn.

Bước 5: Theo dõi kết quả và tiếp tục tối ưu hóa các yếu tố ảnh hưởng đến SEO theo chuẩn công cụ tìm kiếm.

Bước 6: Tối ưu hóa nâng cao. Đây là khi bạn đã có kết quả nhất định từ SEO. Tiếp đến là những thao tác chuyên sâu hơn giúp giữ thứ hạng và dần đi lên top đầu.

Bước 7: Tối ưu tỷ lệ chuyển đổi. Ở bước này bạn đã có lượng truy cập khá ổn cho website, việc bắt đầu cần làm là biến người dùng vào website thành khách mua hàng, nhằm tăng doanh thu và đẩy mạnh thương hiệu của bạn.

5. Các công cụ hỗ trợ SEO

Có rất nhiều công cụ phần mềm hỗ trợ quá trình làm SEO, tại bài viết này tôi muốn giới thiệu tới các bạn một số công cụ phổ biến, từ đây bạn có thể phát triển tìm hiểu thêm các phần mềm hỗ trợ khác.

5.1 Công cụ hỗ trợ SEO miễn phí

  • Ứng dụng SEO quake và web developer
  • Search Console và Analytics của Google

seo-7

5.2 Công cụ hỗ trợ nghiên cứu lựa chọn từ khóa

Như bạn đã biết nghiên cứu từ khóa là việc vô cùng quan trọng, bạn hãy cố gắng sử dụng các công cụ nghiên cứu từ khóa để hỗ trợ quá trình xây dựng bộ từ khóa SEO cho website của mình. Một số công cụ nghiên cứu từ khóa tôi hay sử dụng như:

  • Google keyword planner
  • Ahrefs
  • Keywordtool.io

5.3 Công cụ phân tích website (Audit website)

Phân tích website giúp bạn xác định được ưu nhược điểm của trang web đối thủ cũng như của chính bạn. Từ đó hỗ trợ bạn xây dựng kế hoạch hành động khi làm SEO. Tôi hay sử dụng một số công cụ sau để phân tích website:

  • Scremming Frog
  • Website Auditor
  • Ahrefs

Tôi đã từng chia sẻ những công cụ phân tích backlink tuyệt nhất mà tôi thường sử dụng, thời gian gần đây thì tôi chủ yếu sử dụng các công cụ sau:

  • Ahrefs
  • Open site explorer

seo-8

5.5 Công cụ kiểm tra thứ hạng từ khóa

Đây là công cụ mà tôi đầu tư đầu tiên trong sự nghiệp làm SEO, bởi tôi thấy công cụ này vô cùng cần thiết. Công cụ này giúp tôi giảm bớt thời gian phải kiểm tra thứ hạng từ khóa, ngoài ra một số công cụ có thể cảnh báo cho tôi biết khi thứ hạng từ khóa có sự thay đổi

  • Rank Tracker (trong bộ công cụ của SEO Powersuite)
  • Serprobot

5.6 Nền tảng hỗ trợ SEO trực tuyến

Hạng mục này cần ngân sách cố định hàng tháng, phù hợp với những công ty SEO có nguồn lực tốt hoặc dành cho các SEO PRO

  • SEMrush
  • MozPro

Các công cụ hỗ trợ SEO thì rất nhiều, nếu có điều kiện bạn hãy trải nghiệm tất cả các công cụ để có thể lựa chọn những người bạn đồng hành trên chặng đường học và làm SEO.

6. Cách tối ưu SEO cơ bản cần biết

seo-9

6.1 URL (Uniform Resource Locator)

URL là địa chỉ dẫn đến một trang web cố định. Tối ưu URL là tiền đề để tăng thứ hạng trên trang kết quả, giúp công cụ tìm kiếm dễ hiểu trang web của bạn.

Một URL dễ đọc và đủ ý cũng khiến người dùng có thiện cảm hơn.

6.2 Tiêu đề trang

Nên chứa từ khóa, súc tích và là duy nhất. Điều này nhằm để công cụ tìm kiếm dễ nhận diện chủ đề và người dùng cũng nhanh nắm được mục tiêu bài viết vì đó là dòng chữ hiện ra đầu tiên trên kết quả tìm kiếm.

Tiêu đề trang không nên quá 70 ký tự để có thể hiển thị đầy đủ. Đây là yếu tố quyết định người dùng có bấm vào trang web của bạn hay không.

6.3 Thẻ Meta Description (thẻ mô tả)

Thẻ mô tả cùng với tiêu đề trang là 2 yếu tố người tìm kiếm sẽ nhìn thấy đầu tiên. Đó là một đoạn ngắn nói về nội dung bài viết nhằm kích cầu cho người dùng muốn đọc thêm và phải bấm vào trang web của bạn.

Thẻ mô tả nên chứa từ khóa và có độ dài khoảng 170 ký tự. Bạn viết đoạn mô tả càng hấp dẫn thì tỉ lệ vào trang web càng cao.

6.4 Các Headings

Một bài viết được chia thành nhiều phần không chỉ giúp người dùng dễ đọc mà còn giúp công cụ tìm kiếm dễ hiểu được nội dung, từ đó đưa trang web đến đúng đối tượng hơn.

Headings 1 là quan trọng nhất vì chúng ta sẽ đặt tiêu đề trang. Sau khi biết chủ đề bài viết, bằng cách nhìn tổng quát qua H2 và H3, cả hai đối tượng này sẽ biết những ý chính mà bạn muốn đề cập tới trong bài viết

6.5 Hình ảnh

Đây là yếu tố rất hiệu quả trong việc giữ chân khách hàng ở lại trang web của bạn lâu hơn. Và những hình ảnh được tối ưu cũng có thể mang khách hàng đến trang web của bạn.

Để thực hiện tốt điều này, các bạn cần lưu ý các yếu tố: Kích thước hình ảnh, kích thước file ảnh, tỉ lệ ảnh và tên file ảnh.

6.6 Từ khóa

“Từ khóa chính là vàng cho bất kỳ chiến dịch SEO nào”.

Bạn cần biết cách lựa chọn từ khóa có số lượng tìm kiếm cao mà lại ít cạnh tranh, tức là không có quá nhiều trang web khác sử dụng. Bên cạnh đó từ khóa phải được phân bổ và sử dụng với mật độ hợp lý trong bài viết. Như thế người đọc mới thấy tự nhiên và Google cũng dễ hiểu được nội dung của bạn.

Là việc trao đổi liên kết, xây dựng liên kết tới các website khác. Việc trao đổi này dựa trên trao đổi với các website có cùng nội dung chủ đề và chất lượng tốt thì sẽ có hiệu quả cao hơn. 

6.8 Speed: Tốc độ trang

Tốc độ trang là tốc độ tải trang của bạn. Đó là một yếu tố xếp hạng trên máy tính để bàn và thiết bị di động.

Tại sao? Một lần nữa, Google muốn làm hài lòng người dùng của mình. Nếu người dùng của họ nhấp vào kết quả tìm kiếm mất quá nhiều thời gian để tải, điều đó dẫn đến sự không hài lòng.

Để kiểm tra tốc độ trang web của bạn, hãy sử dụng công cụ Pagespeed Insights của Google

6.9 Liên kết

Bao gồm cả việc xây dựng liên kết nội bộ và xây dựng backlink, backlink là những liên kết từ các website khác dẫn link tới site của bạn. Việc này dựa trên liên kết với các website có cùng nội dung chủ đề liên quan và có Authority cao, chất lượng tốt thì sẽ có hiệu quả cao hơn.

Xây dựng liên kết tưởng tượng như Xây dựng mối quan hệ thương hiệu cá nhân trong đời thực, tạo dựng uy tín, mỗi mỗi liên kết như một phiếu tín hiệu về niềm tin, liên kết từ site có Authority cao tương tự như khi bạn nhận được một lời khuyên từ một người nhiều kinh nghiệm đó là một tín hiệu xếp hạng quan trọng với các công cụ tìm kiếm. 

seo-10

7.  Một số lưu ý khi làm website để SEO hiệu quả

Để làm SEO hiệu quả thì đầu tiên bạn cần có website đủ tốt, trang web này cần tối ưu rất nhiều yếu tố về Technical. Để kể hết trong bài viết này thì rất khó, mình sẽ checklist những yếu tố quan trọng mà bạn cần nắm khi thiết kế một website cơ bản để SEO tốt hơn:

  • Sử dụng Source code (Mã nguồn) an toàn, tránh bị hack và bị viruss
  • Thiết kế bắt mắt và tối ưu trải nghiệm người dùng (UI/UX) nhất có thể (Flat design)
  • Máy chủ tốt, hosting ổn định (24/7)
  • Cập nhật các công nghệ mới cho web (SSL, HTML5, CSS3,…)
  • Thêm các ứng dụng hỗ trợ SEO (nếu có)
  • Không sử dụng các phần mềm lỗi thời như Flash
  • Web đảm bảo độ uy tín, không bị chèn virus, malware,…
  • Quan trọng: Định hướng nội dung thực sự cho đối tượng người đọc.

Trên đây là một số kiến thức cơ bản về SEO. Nếu có nhu cầu tìm hiểu sâu hơn về SEO hay bạn đang tìm kiếm dịch vụ SEO website uy tín chuyên nghiệp thì hãy liên hệ với SEOTCT sẽ. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn cho bạn nhé!

5/5 - (7 bình chọn)

Slot Maxwin Slot Mahjong Slot Mahjong