Xây dựng thương hiệu Là Gì? Kiến Thức Về Xây Dựng Thương Hiệu

xay-dung-huong-hieu

Xây dựng thương hiệu là cụm từ được nhắc rất nhiều trong thời buổi marketing hiện đại. Để khách hàng có thể nhận diện được thương hiệu của bạn, nhớ đến bạn là một quá trình không hề dễ dàng. Nhưng điều này là vô cùng quan trọng để tạo sự khác biệt trong kinh doanh nên bạn cũng không thể bỏ qua. Vậy bạn đã có nhiều thông tin về xây dựng thương hiệu? Hãy cùng SEOTCT theo dõi bài viết dưới đây nhé!

1. Xây dựng thương hiệu là gì?

Theo (Kotler & Keller, 2015): “Xây dựng thương hiệu là tạo sức mạnh thương hiệu cho sản phẩm và dịch vụ”

Xây dựng thương hiệu là quá trình gắn cho tổ chức, công ty, sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể một ý nghĩa, đặc điểm nhất định bằng cách tạo dựng và định hình một thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng. Đây là một chiến lược được thiết kế bởi chính các doanh nghiệp để giúp mọi người nhanh chóng nhận diện và trải nghiệm thương hiệu của họ. Bằng cách làm rõ các đặc điểm của thương hiệu, các công ty đem đến người tiêu dùng lý do để chọn sản phẩm của họ so với đối thủ cạnh tranh. 

xay-dung-huong-hieu-1

Bạn có thể xây dựng hình ảnh cho thương hiệu thông qua nhiều hoạt động digital marketing như:

  • Trải nghiệm người dùng (chẳng hạn trên website)
  • SEO & Content Marketing
  • Social Media Marketing
  • Email Marketing
  • Quảng cáo trả phí (PPC)

>>> DỊCH VỤ SEO TỔNG THỂ UY TÍN & BỀN VỮNG #1

2. Tại sao doanh nghiệp phải xây dựng thương hiệu

Xây dựng hình ảnh thương hiệu đem lại những lợi ích gì trong kinh doanh mà hầu hết các doanh nghiệp dù lớn, nhỏ đều trong cuộc chạy đua để xây dựng chuyên nghiệp?

2.1. Định hình phong cách doanh nghiệp – Xây dựng thương hiệu

Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu giúp định hình phong cách doanh nghiệp bạn. Gây ấn tượng mạnh trong tâm trí khách hàng. Tạo dựng uy tín cho mọi sản phẩm doanh nghiệp. Qua đó tăng tính nhận diện, tính cạnh tranh, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm và gia tăng lợi nhuận.

2.2. Xây dựng tệp khách hàng trung thành – Xây dựng thương hiệu

xay-dung-huong-hieu-2

Đẩy mạnh thương hiệu giúp hình thành nhanh chóng tệp khách hàng trung thành. Bởi khi có niềm tin vào thương hiệu sẽ yên tâm sử dụng sản phẩm. Từ đó trở thành khách hàng “ruột” của doanh nghiệp bạn. Công ty bạn sẽ có một lượng người tiêu dùng ổn định giúp duy trì việc kinh doanh. Hơn nữa giúp mở rộng thị trường kinh doanh rộng rãi hơn.

>>>Xem thêm: Dịch Vụ SEO

2.3. Cạnh tranh tốt với các thương hiệu cùng ngành

Khi bạn có một thương hiệu vững chắc thì việc cạnh tranh về giá, vốn đầu tư rất dễ dàng. Họ thường đầu tư vào thương hiệu nổi tiếng, có thế mạnh. dễ cạnh tranh. Thu hút nhân tài cũng vậy. Người tài giỏi thường hướng tới những thương hiệu lớn, mong muốn được làm việc ở đó. Chính vì những điều đó, bạn nên đẩy mạnh xây dựng thương hiệu công ty ngay từ bây giờ.

2.4. Bảo vệ doanh nghiệp – Xây dựng thương hiệu

Xây dựng và phát triển thương hiệu tốt, nhất là về mặt pháp luật, bạn sẽ tránh gặp phải nhiều rủi ro. Thị trường cạnh tranh khốc liệt, vấn nạn hàng giả hàng nhái xuất hiện tràn lan. Bạn sẽ không thể tránh khỏi việc bị đối thủ chơi xấu, làm giả sản phẩm doanh nghiệp bạn. Tuy nhiên, khi bạn có thương hiệu, doanh nghiệp bạn đủ yêu cầu pháp lý, bạn dễ dàng kiện tụng khi xảy ra sự việc.

2.5. Tạo dựng uy tín – Xây dựng thương hiệu

xay-dung-huong-hieu-3

Phần đông những người có mức thu nhập cao thường thích sản phẩm có thương hiệu. Bởi khi mua hàng thương hiệu họ an tâm hơn. Bên cạnh đó, hàng thương hiệu có xuất xứ rõ ràng, giá cả niêm yết, bảo hành và chính sách đổi trả công khai. Sản phẩm thương hiệu tránh được nhiều rủi ro và đảm bảo quyền lợi cho khách hàng

2.6. Giúp đất nước giàu mạnh

Xây dựng và phát triển thương hiệu nổi tiếng cũng là góp phần xây dựng kinh tế nước nhà. Thời buổi hội nhập hóa thị trường, thương hiệu gắn liền với quốc gia. Một đất nước có nhiều thương hiệu nổi tiếng giúp tạo vị thế cạnh tranh mạnh mẽ. Giúp đem lại nhiều lợi nhuận cho việc phát triển thương mại trong và ngoài nước.

3. Các yếu tố quan trọng trong xây dựng thương hiệu

xay-dung-huong-hieu-4

3.1. Triết lý và thông điệp 

Triết lý và thông điệp mỗi doanh nghiệp tạo dựng cần phải đảm bảo tính nhất quán, mạnh mẽ và cụ thể. Có như vậy khách hàng mới có thể định vị bạn là ai, vì sao họ phải chọn lựa sản phẩm dịch vụ của bạn.

Khi thiết lập thành tố này, bạn cần cho mọi người thấy rõ đặc trưng của thương hiệu, điểm khác biệt của bạn so với những đối thủ cạnh tranh khác.

Khi tạo dựng tagline (một thông điệp ngắn nhưng đầy mạnh mẽ), hãy cho khách hàng cảm nhận được nhiệt huyết và tinh thần của doanh nghiệp.

Mặc dù không phải là một phần bắt buộc nhưng tagline lại giống như lực đẩy tăng tốc độ lan tỏa của thông điệp chính.

3.2. Đầu tư cho bộ phận nhận diện thương hiệu 

Khi đã sở hữu một triết lý và thông điệp rõ ràng, tiếp đến bạn cần triển khai chúng sang một hình thái mới. Cụ thể ở đây là phần hình ảnh để nhận diện thương hiệu trong đó phần logo cần đóng vai trò trọng tâm.

Logo giữ nhiệm vụ chính trong việc truyền tải thông điệp thông qua hình ảnh. Khâu thiết kế logo phải thực hiện theo quy trình tối ưu từ hình ảnh, font chữ, màu sắc theo đúng tính chất mà thương hiệu hướng đến.

Sau khi đã tạo lập xong logo, bạn hãy tạo thêm Brand Guidelines để đảm bảo tính toàn vẹn cho logo. Logo thương hiệu sẽ xuất hiện xuyên suốt trong mọi hoạt động của doanh nghiệp sau này. Khi nhắc đến thương hiệu nào đó thì phần hình ảnh đầu tiên hiện lên trong đầu khách hàng chắc chắn là logo. Vậy nên, quy trình thiết kế và phân phối logo đến các hoạt động, dịch vụ của doanh nghiệp cần đặc biệt chú trọng.

xay-dung-huong-hieu-5

3.3 Nền tảng cơ sở vững chắc trên internet

Trước sự bùng nổ của hệ thống mạng internet, mỗi doanh nghiệp cần tạo dựng một cơ sở vững vàng trên thế giới mạng. Website sẽ đóng vai trò như một trụ sở của doanh nghiệp trên mạng internet.

Từ mạng website, sản phẩm và nội dung thông tin doanh nghiệp có khả năng tiếp cận hàng triệu khách hàng. Đây cũng được xem như cứ địa để bạn triển khai các chương trình bán hàng, giới thiệu mặt hàng dịch vụ mới.

3.4. Đưa nền tảng thương hiệu thấm nhuần mọi bộ phận trong doanh nghiệp 

Đừng chỉ chăm chăm gia tăng sức ảnh hưởng của thương hiệu từ bên ngoài mà quên đi việc phổ cập trong chính doanh nghiệp của bạn. Bạn phải đảm bảo rằng mọi bộ phận, nhân viên cần thấm nhuần triết lý của thương hiệu.

Chính đội ngũ nhân viên sẽ là người thể hiện và truyền tải tính chất của thương hiệu thông qua mọi hoạt động của doanh nghiệp. Từ khâu tư vấn khách hàng cho đến chăm sóc khách hàng, chất riêng của thế thương hiệu luôn cần thể hiện rõ.

4. Xây dựng thương hiệu như thế nào?

Để có thể xây dựng thương hiệu, thường sẽ trãi qua những công việc sau đây:

4.1. Xác định khách hàng mục tiêu của thương hiệu

Để xây dựng thương hiệu doanh nghiệp hay cá nhân nói riêng, trước hết bạn cần xác định khách hàng mục tiêu. Đừng bao giờ quên đối tượng bạn đang hướng đến là những ai. Từ đó vạch ra sứ mệnh và thông điệp đáp ứng chính xác nhu cầu của họ.

Bạn phải nắm rõ hành vi và thói quen của người tiêu dùng, khách hàng mucc tiêutừ đó bạn mới có thể gây sức hút đến đối tượng bạn đã chọn.

Dưới đây là một số thông tin cần biết khi mô tả chân dung của khách hàng lý tưởng theo nhân khẩu học:

  • Tuổi tác
  • Giới tính
  • Địa chỉ
  • Thu nhập
  • Trình độ học vấn

Lợi thế cạnh tranh khi xây dựng thương hiệu là làm sao thu hẹp nhóm đối tượng mục tiêu. Nhờ đó, thông điệp của thương hiệu sẽ được truyền thông đến đúng người nhất.

xay-dung-huong-hieu-6

4.2. Tuyên bố sứ mệnh của thương hiệu

Bất kể công ty bạn nhỏ hay lớn thì đều có lý tưởng, có mục đích. Điều này giúp khách hàng có thể hiểu những gì mà công ty có thể đem đến cho họ, và có thể đưa ra quyết định có gắn bó với bạn hay không. Trước khi có thể áp dụng quy trình xây dựng thương hiệu được khách hàng mục tiêu tin tưởng, bạn cần biết giá trị mà công ty có thể mang đến là gì.

Tuyên bố sứ mệnh trên cơ bản là nêu rõ mục đích tồn tại của công ty. Từ đó quyết định đến mọi khía cạnh khác trong chiến thuật xây thương hiệu.

Mọi thứ từ logo đến tagline, tông giọng (voice), thông điệp (message) và cá tính (personality) đều phải phản ánh sứ mệnh này. Để khi ai đó đặt câu hỏi rằng bạn đang làm gì, bạn có thể dùng tuyên bố sứ mệnh thương hiệu để trả lời họ.

4.3. Nghiên cứu những thương hiệu khác

Đừng bao giờ bắt chước y chang những thương hiệu lớn cùng ngành. Nhưng bạn nên tìm hiểu họ làm tốt mặt nào và thất bại ở đâu. Từ đó có thể khác biệt và thuyết phục khách hàng mua hàng của bạn thay vì đối thủ. 

Chúng ta luôn nghĩ làm thế nào khiến cho thương hiệu nổi bật. Đừng bỏ qua bước này. Nghiên cứu cách những đối thủ chính hoặc những thương hiệu tên tuổi trong ngành đang truyền thông ra sao. 

xay-dung-huong-hieu-7

Để hiểu và nghiên cứu được đối thủ, bạn nên trả lời những câu hỏi sau:

  • Đối thủ có nhất quán trong thông điệp và hình ảnh nhận diện trên các kênh truyền thông hay không?
  • Chất lượng sản phẩm/dịch vụ của họ là gì?
  • Đối thủ có review từ khách hàng hay mention từ mạng xã hội để bạn tham khảo không?
  • Đối thủ chạy marketing như thế nào về online lẫn offline?

4.4. Xây dựng điểm nổi bật và lợi ích mà thương hiệu bạn mang đến

Muốn có một thương hiệu đáng nhớ nghĩa là bạn phải đào sâu tìm hiểu bạn đang cung cấp mặt hàng nào mà không ai có. Tập trung vào xây dựng chiến lược thương hiệu trên chất lượng và lợi ích khiến cho thương hiệu công ty bạn nổi trội hơn đối thủ.

Giả sử bạn biết rõ khách hàng tiềm năng của mình là gì, thì hãy cho họ lý do để chọn bạn thay vì thương hiệu khác.

Và bạn cần nhớ thêm là không chỉ cho họ danh sách hàng loạt tính năng mà sản phẩm hay dịch vụ của bạn có. Thay vào đó bạn nên tập trung suy nghĩ làm thế nào mang đến giá trị có thể nâng cao chất lượng cuộc sống của người dùng.

4.5. Tạo logo và tagline cho thương hiệu

Khi nói đến xây dựng thương hiệu thì hình ảnh là thứ nảy ra đầu tiên. Ở bước này bạn có thể cần sự giúp đỡ từ chuyên gia giúp đỡ tạo nên chiến lược thương hiệu hoàn hảo có giá trị truyền thông lâu dài. 

xay-dung-huong-hieu-8
Một số logo nổi tiếng

Tạo logo và tagline thương hiệu cũng là một trong những bước thú vị và quan trọng nhất. Logo này sẽ xuất hiện khắp mọi nơi liên quan đến doanh nghiệp, là hình ảnh nhận diện, là danh thiếp của thương hiệu. 

Do đó hãy sẵn sàng chi tiền và thời gian để tạo ra logo thật độc đáo, từ đó tối ưu hóa hình ảnh nhận diện cho doanh nghiệp. Bạn có thể thuê thiết kế chuyên nghiệp hay brand agency có nhiều kinh nghiệm để giúp thương hiệu trở nên nổi bật hơn. Họ có đủ chuyên môn để tạo ra dấu ấn đặc biệt và lâu dài cho doanh nghiệp của bạn.

Những tiêu chuẩn cần có của một logo trong chiến lược thương hiệu bao gồm:

  • Kích thước và bố cục của logo
  • Tông màu
  • Phông chữ
  • Icon
  • Phong cách hình ảnh
  • Các yếu tố web khác

4.6. Xây dựng tông giọng thương hiệu

Tông giọng tùy thuộc vào sứ mệnh, khách hàng và lĩnh vực. Đây được xem là cách thức bạn giao tiếp với khách hàng và họ trả lời bạn như thế nào. Tông giọng thương hiệu có thể:

  • Chuyên nghiệp
  • Thân thiện
  • Hướng đến dịch vụ
  • Uy tín
  • Kỹ thuật
  • Quảng cáo bán hàng
  • Đàm thoại
  • Cung cấp thông tin

Bạn có rất nhiều lựa chọn để xây dựng sắc thái thể hiện thông điệp của thương hiệu. Nhưng suy cho cùng bạn cũng muốn chọn tông giọng hợp lý và phù hợp với khách hàng mục tiêu. Bạn sẽ thấy nếu sử dụng đúng tông giọng, cơ hội kết nối thành công với khách hàng càng cao hơn. Điều này rất quan trọng nhất là khi bạn đăng bài blog hay bài mạng xã hội. Nên nhớ giữ tông giọng nhất quán để hình ảnh thương hiệu có thể dễ dàng được nhận diện trên nhiều kênh khác nhau.

4.7. Hãy để cá tính thương hiệu được tỏa sáng

Khách hàng không tìm kiếm công ty chỉ vì để có được sản phẩm. Họ tìm kiếm công ty có thể sản xuất món hàng được thiết kế “dành riêng” cho nhu cầu của họ, cùng với dịch vụ chân thành.

Hãy tự đặt câu hỏi làm thế nào định vị thương hiệu theo một cách khác biệt. Hãy khiến cá tính của bạn nổi bật trên mọi khía cạnh trong quá trình xây dựng chiến lược thương hiệu. Đừng quên cá tính thương hiệu phải nhất quán. Đơn giản là:

  • Chú ý tông giọng trong giao tiếp (dùng “tôi” và “bạn”)
  • Chia sẻ content về behind-the-scenes
  • Kể chuyện về trải nghiệm thực tế
  • Mô tả sản phẩm/dịch vụ theo cách thông minh 

Trên đây là một số thông tin về xây dựng thương hiệu mà SEOTCT muốn gửi đến bạn. Xây dựng thương hiệu là một việc vô cùng quan trọng vì nó quyết định hình của doanh nghiệp trong lòng khách hàng nên bạn hãy lưu ý và chúc bạn thực hiện thành công nhé!

5/5 - (15 bình chọn)

DỊCH VỤ SEOTCT