Bạn là front end developer, đang phải viết đi viết lại cú pháp CSS? Vậy tại sao bạn không bắt đầu với Bootstrap? Để hiểu bootstrap là gì? Cách cài đặt, và thông tin cơ bản về bootstrap thì hãy cùng SEOTCT theo dõi bài viết dưới đây nhé!
1. Bootstrap là gì?
Bootstrap là một framework cho phép thiết kế website reponsive nhanh hơn và dễ dàng hơn
Bootstrap là bao gồm các HTML templates, CSS templates và Javascript tao ra những cái cơ bản có sẵn như: typography, forms, buttons, tables, navigation, modals, image carousels và nhiều thứ khác. Trong bootstrap có thêm các plugin Javascript trong nó. Giúp cho việc thiết kế reponsive của bạn dễ dàng hơn và nhanh chóng hơn.
>>>Xem thêm: Dịch Vụ SEO
2. Tại sao bạn nên sử dụng Bootstrap? – Bootstrap là gì?
Những điểm thuận lợi khi bản sử dụng bootstrap:
- Dễ dùng & dễ tùy chỉnh: chỉ cần có kiến thức cơ bản về HTML, CSS và Javascript để thao tác với các template có sẵn; người dùng có thể tùy ý lựa chọn các thành phần thiết kế phù hợp với mình, ngoài ra bạn còn tiết kiệm được dung lượng mà không phải tải source-code về máy nhờ vào CDN Bootstrap.
- Khả năng thiết kế responsive design: các responsive CSS tích hợp sẵn trong Bootstrap cho phép giao diện web hiển thị được vừa vặn trên nhiều thiết bị khác nhau.
- Đáp ứng cơ chế mobile-first: đây là cơ chế vừa được áp dụng trong thời gian gần đây, ưu tiên lập chỉ mục cho phiên bản trên di động của website, trong các phiên bản mới nhất thì mobile-first styles là một thành phần nằm trong framework chính (Bootstrap mặc định thiết kế là responsive và ưu tiên cho thiết bị di dộng bằng cách sử dụng Grid System thông qua hai bộ tiền xử lý Less – Sass).
- Tương thích với nhiều browser: điểm mạnh của Bootstrap là có thể giúp cho website của bạn hoạt động được trên nhiều trình duyệt phổ biến nhất hiện nay (Chrome, Firefox, Safari, Opera hay Internet Explorer, tuy nhiên phải là IE phiên bản 9 trở lên). Đây là một yếu tố cực kỳ quan trọng có ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng (User Experience).
- Chất lượng thiết kế cao: Bootstrap là sản phẩm của các lập trình viên hàng đầu trên thế giới, được nghiên cứu và thử nghiệm rất kỹ lưỡng trước khi ra
3. Những tính năng đặc biệt khi dùng Bootstrap là gì?
- Bootstrap bao gồm các tập tin CSS, Fonts và JavaScript được biên dịch và nén lại.
- Nhờ thiết kế dưới dạng module, Bootstrap cho phép tích hợp với nhiều mã nguồn mở như: Joomla, Magento, WordPress…
- Bootstrap cũng giúp người dùng tùy chỉnh framework trên website trước khi tải về và có thể sử dụng nó tại website của khung
- Với việc cung cấp thư viện các thành tố khổng lồ, Bootstrap giúp người dùng dễ dàng truy cập và thiết kế website hoàn chỉnh theo ý muốn
- Trong trường hợp muốn tích hợp jQuery trên Bootstrap, bạn chỉ cần khai báo các tính năng sử dụng trong quá trình thiết kế web là xong.
4. 3 file chính trong bộ thư viện Bootstrap là gì?
Vì Bootstrap bao gồm một tập hợp các cú pháp thực hiện các chức năng cụ thể, điều đó chỉ có lý khi framework có các loại file khác nhau trong đó. Dưới đây là ba file chính quản lý giao diện người dùng và chức năng của trang web.
4.1 Bootstrap.css
Bootstrap.css là một framework CSS sắp xếp và quản lý bố cục của trang web. Trong khi HTML quản lý nội dung và cấu trúc của trang web, CSS xử lý bố cục của trang web. Vì lý do đó, cả hai cấu trúc cần cùng tồn tại để thực hiện một hành động cụ thể.
Do các chức năng của nó, CSS cho phép bạn tạo giao diện thống nhất trên bao nhiêu trang web tùy thích. Giờ thì bạn có thể nói lời tạm biệt với việc phải ngồi hàng giờ để chỉnh sửa thủ công chỉ để thay đổi độ rộng của đường viền.
Với CSS, tất cả những gì bạn cần làm là giới thiệu các trang web đến file CSS. Bất kỳ thay đổi cần thiết có thể được thực hiện trong file đó một mình.
Các hàm CSS không chỉ giới hạn ở các kiểu văn bản vì chúng có thể được sử dụng để định dạng các khía cạnh khác của trang web như bảng và bố cục hình ảnh.
Vì CSS có rất nhiều khai báo và bộ chọn, việc ghi nhớ tất cả những cái đó có thể mất chút thời gian.
4.2 Bootstrap.js
File này là phần cốt lõi của Bootstrap. Nó bao gồm các file JavaScript chịu trách nhiệm cho việc tương tác của trang web.
Để tiết kiệm thời gian khi viết cú pháp JavaScript nhiều lần, các nhà phát triển có xu hướng sử dụng jQuery. Nó có một thư viện JavaScript đa nền tảng, mã nguồn mở phổ biến cho phép bạn thêm các chức năng khác nhau vào một trang web.
Dưới đây là một vài ví dụ về những gì jQuery có thể làm:
- Thực hiện các yêu cầu Ajax như loại trự dữ liệu từ một vị trí khác một cách linh hoạt
- Tạo tiện ích bằng bộ sưu tập plugin JavaScript
- Tạo hình động tùy chỉnh bằng các thuộc tính CSS
- Thêm tính năng động cho nội dung trang web
Mặc dù Bootstrap với các thuộc tính CSS và element HTML có thể hoạt động tốt, nhưng nó cần jQuery để tạo ra thiết kế responsive. Nếu không, bạn chỉ có thể sử dụng các phần tĩnh của CSS.
4.3 Glyphicons
Icons là một phần không thể thiếu của giao diện trang web. Chúng thường được liên kết với các hành động và dữ liệu nhất định trong giao diện người dùng. Bootstrap sử dụng Glyphicons để đáp ứng nhu cầu đó.
Bootstrap bao gồm một bộ Halflings Glyphicons đã được mở khóa để sử dụng miễn phí. Phiên bản miễn phí có giao diện chuẩn nhưng phù hợp với các chức năng thiết yếu.
Nếu bạn muốn tìm icon có phong cách hơn, Glyphicons cũng bán các bộ icon premium khác nhau, chắc chắn sẽ trông đẹp hơn trên từng trang web cụ thể.
Bạn cũng có thể tải các biểu tượng riêng biệt và theo chủ đề xuống miễn phí trên các trang web khác nhau như Flaticon, GlyphSearch và Icons8.
Một số icon có thể bị ảnh hưởng bởi CSS để thay đổi giao diện trong khi các icon khác thì mặc định. Hãy sử dụng icons phù hợp nhất với trang web bạn cần.
5. Cách cài đặt bootstrap đơn giản, hiệu quả – Bootstrap là gì?
Hiểu Bootstrap là gì vẫn chưa đủ, bạn cần phải biết cách sử dụng chúng hiệu quả. Cụ thể, để cài đặt Bootstrap, bạn có thể làm theo 2 cách sau:
- Cách 1: Tải trực tiếp từ trang cung cấp Bootstrap
- Cách 2: tải Bootstrap gián tiếp qua CDN Bootstrap
Tải bootstrap về từ trang chủ
Theo đó, bạn có thể tải xuống Bootstrap từ trang chủ https://getbootstrap.com/ và cài đặt chúng trên máy của mình. Cụ thể, khi tải về, Bootstrap sẽ gửi cho bạn 2 thư mục JS, CSS. nhiệm vụ của bạn là phải giải nén và cài đặt chúng vào web hosting thông qua giao thức FTP. Kết thúc công đoạn này, bạn có thể dùng Bootstrap để thiết kế web dễ dàng.
Lưu ý, do đây là phiên bản Bootstrap đã được biên dịch sẵn nên việc tải về và nhúng chúng vào website sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Sử dụng Bootstrap CDN
Trong trường hợp không muốn tải và lưu trữ Bootstrap trên máy tính, bạn có thể nhúng Bootstrap qua CDN – Mạng phân phối nội dung (Content Delivery Network). Điều này giúp bạn tiết kiệm được lượng băng thông đáng kể. Đồng thời hỗ trợ việc tích hợp jQuery, JavaScript, CSS cung cấp nhiều tính năng cho website và mang lại trải nghiệm vượt trội cho người dùng.
6. Áp dụng bootstrap vào website – Bootstrap là gì?
Trước tiên bạn cần phải bọc toàn nội dung trong website bằng tẻ cocntainer
<body>
<div class =”container”>
< ! –nội dung của trang web -->
</div>
</body>
Nếu website của bạn là wordPres:
- Mở file heater.php và thêm ngay sau thẻ body đoạn code sau:
<body>
<div class=”container”>
- Sau đó mở file Footer.php để đóng nó, tạo cả website nằm trong thẻ container sẽ cách đều hai bên là 15px.
- Tiếp theo, các bạn vào style.css để chỉnh kích thuowscc maximum của màn hình, thông thường website sẽ rộng nhất 1200px hoặc 980px.
Body {max-width:1200px; margin:0 auto}
- Tiếp theo bạn co màn hình vào khoảng 780px độ rộng, đó là nơi dành chco màn hình trung bình của máy tính bảng, tại thẻ bocjc vontent lúc cnary ta dùng code class laf col-md-8, các bạn bổ sung thêm col-xm-12 vào, làm tương tự với slidebar cũng cho thêm col-sm;12 vào, như vậy khi người dùng sử dụng màn hình máy tính bảng thì content và slidebar đều dãn hết cỡ với độ rộng màn hình
- Bạn có thể bổ sung thêm col-xs-12 để làm việc với màn hình điện thoại hoặc nếu muốn chia đôi màn hình điện thoại thì sử dụng col-xs-6 cho cả content và slidebar
7. Những lưu ý khi sử dụng Bootstrap là gì?
Bootstrap hiện đang là một trong những nền tảng thiết kế web hiệu quả bậc nhất hiện nay và được nhiều người lựa chọn, Tuy nhiên, cần lưu ý một số lỗi sau trong quá trình sử dụng Bootstrap:
- Giao diện không hiển thị chính xác ngay trên các thiết bị khác nhau. lí do là bởi chúng sử dụng thuộc tính width khiến giao diện không điều chỉnh kích thước phù hợp với từng thiết bị cụ thể.
- Thay đổi nội dung của file bootstrap.css có thể khiến các dữ liệu bị hư khi cần nâng cấp. Do đó, thay vì sửa nội dung, bạn có thể overwrite- viết đè lên trang định dạng của riêng mình để thay đổi những thiết lập mặc định của Bootstrap.
- Hộp hội thoại Bootstrap modals có thể hiển thị không đúng cách.
- Quên sử dụng các thuộc tính data của Bootstrap
- Không khai báo thư viện hỗ trợ với trình duyệt IE8 và các trình duyệt cũ hơn.
Trên đây là một số thông tin về Bootstrap mà SEOTCT muốn gửi đến bạn. Bootstrap tạo nên một framework tối ưu và chắc chắc nó sẽ trở thành giải pháp thiết kế web hàng đầu được sử dụng trong tương lai gần. Hy vọng đã mang đến bạn nhiều thông tin hữu ích. Chúc bạn thành công.
Tôi là Trần Công Tín - Chuyên gia SEO tại SEOTCT với hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực SEO và Google Marketing. Trước đó, tôi đã SEO nhiều dự án lớn, nhỏ giúp cải thiện thứ hạng từ khoá và traffic cho các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp và có thể tạo ra chuyển đổi. Năm 2021, tôi đã thành lập SEOTCT để phát triển SEO mạnh mẽ hơn trong thời gian sắp tới. Tôi hy vọng rằng kiến thức mà tôi chia sẻ sẽ mang lại nhiều giá trị hữu ích và góp phần thúc đẩy sự thành công cho doanh nghiệp của bạn.