GDN Là Gì? Tổng Quan Về Google Display Netword

gdn-la-gi

Google không chỉ là kênh tìm kiếm đơn thuần mà còn là công cụ hỗ trợ doanh nghiệp quảng cáo trực tuyến thu hút khách hàng. Vậy bạn đã biết hết các công cụ hỗ trợ của doanh nghiệp chưa? Dưới đây SEOTCT sẽ giới thiệu đến bạn một công cụ nữa của Google đó là GDN. GDN là gì? GDN hỗ trợ doanh nghiệp trong các chiến lược marketing như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

1. GDN là gì?

Quảng cáo GDN (quảng cáo Google Display Network) là hệ thống các quảng cáo hiển thị banner trên trang web thuộc chương trình đối tác của Google Adsense, cho phép nhà quảng cáo đặt các nội dung tĩnh/ động trên các trang mạng liên kết với google. Hệ thống này được chia thành những chủ đề cụ thể như: kinh tế, tin tức, thể thao, ô tô, dịch vụ, giải trí, chia sẻ video,…

gdn-la-gi-1

  • Dịch vụ quảng cáo GDN được hiển thị dưới nhiều định dạng khác nhau, bao gồm: hình ảnh, media, video, chữ và số liệu. 
  • Quảng cáo dạng hình ảnh: Hình ảnh sẽ chiếm trọn kích thước Ads sẽ hiển thị trên website. Bố cục và hình nền có thể được thêm vào hình ảnh Ads.
  • Quảng cáo dạng media: Ads tùy thuộc vào cách người dùng tương tác với nó mà chuyển động, thay đổi phù hợp. 
  • Quảng cáo dạng video: Hình thức này thường phổ biến khi chạy quảng cáo GDN trên mạng chia sẻ video, đặc biệt là trên Youtube.
  • Quảng cáo dạng chữ và số liệu: Quảng cáo GDN cũng có hình thức quảng cáo bằng chữ tương tự như Google Search Network. Nó bao gồm tiêu đề quảng cáo và những câu từ hấp dẫn, gây chú ý với người dùng. 

Dù có nhiều lựa chọn nhưng những Ads dạng hình ảnh vẫn là ưu tiên hàng đầu. Bởi chạy GDN sẽ khiến người dùng tiếp nhận quảng cáo một cách thụ động. Và những hình ảnh sẽ thu hút họ mạnh mẽ, nhanh chóng hơn những câu chữ dài. 

2. Ưu điểm và nhược điểm của quảng cáo GDN là gì

2.1 Ưu điểm

Tiếp cận người dùng bao quát hơn

Thông thường, khách hàng có nhu cầu rồi mới tìm mua sản phẩm, nhưng doanh nghiệp không dừng lại ở đó mà hoàn toàn có thể tự tạo ra nhu cầu cho khách hàng. Quảng cáo GDN sẽ tự động xuất hiện, kích cầu, tạo hứng thú cho khách hàng kết nối mua sản phẩm.

Với lợi thế hơn 2 triệu website đăng ký chạy quảng cáo GDN, quảng cáo của bạn sẽ có nhiều cơ hội xuất hiện và được người dùng click vào. Vì thế mà độ bao phủ quảng cáo của bạn cũng sẽ tăng lên nhiều lần và tiếp cận người dùng nhiều hơn. 

Giảm bớt chi phí mỗi nhấp chuột CPC

gdn-la-gi-2

Chi phí trên mỗi lần click mua của khách hàng (Cost Per Click) của chạy quảng cáo GDN thường rẻ hơn so với Google Search Network. Với những doanh nghiệp muốn hạn chế về ngân sách chi cho quảng cáo thì chạy GDN là một gợi ý tuyệt vời. Nó sẽ không tiêu tốn của bạn quá nhiều tiền mà vẫn hướng đến khách hàng tiềm năng. 

Mức giá chọn lựa đa dạng

Thay vì cách trả phí quen thuộc Pay per click mà các doanh nghiệp quảng cáo phải trả phí cho các lượt click thì với chạy GDN, bạn có thể chọn Cost per mile (CPM). CPM là chi phí cho mỗi 1000 view hiển thị quảng cáo với người dùng. Lựa chọn này sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí quảng cáo và tăng lợi nhuận nhờ vào giảm phí chạy quảng cáo hiệu quả. 

Nâng cao khả năng chuyển đổi mục tiêu của khách hàng

Chạy GDN tận dụng những tính năng của chạy quảng cáo bám đuôi rất tốt. Chạy quảng cáo bám đuôi (remarketing ads) giúp bạn tạo ra một chiến dịch mới nhắm vào những người dùng đã từng truy cập vào website có chứa ads của bạn.

Website sẽ theo dõi người dùng thông qua cookies và cân nhắc hiển thị quảng cáo với khách hàng thêm nhiều lần nữa. Ấn tượng của khách hàng với quảng cáo sẽ tăng dần, họ bị thuyết phục và có cơ hội chuyển đổi mục tiêu, quan tâm sản phẩm hơn. 

2.2 Nhược điểm

Sự cạnh tranh lớn từ các doanh nghiệp đối thủ

Với những website chất lượng, độ tin cậy cao thì đương nhiên bất cứ doanh nghiệp chạy quảng cáo nào cũng muốn sản phẩm của mình xuất hiện trên đó. Vì vậy, sức cạnh tranh để xuất hiện ads càng gay gắt khi bạn phải đối đầu với những đối thủ mạnh như các doanh nghiệp lớn. 

Hành vi khách hàng không thể điều chỉnh

Với độ bao phủ xuất hiện quảng cáo rất lớn nên đối tượng người dùng tiếp cận cũng rất đa dạng, không thuộc cùng một nhóm khách hàng cụ thể. Vì thế nên ads có thể xuất hiện và gây phiền hà với những người không có nhu cầu về sản phẩm đang quảng cáo. 

gdn-la-gi-3

Khó kiểm soát hiển thị quảng cáo

Các quảng cáo của bạn sẽ xuất hiện ngẫu nhiên ở bất kỳ website nào có đăng ký chạy GDN. Cho dù Google vẫn luôn nỗ lực đặt quảng cáo ở những website có nội dung liên quan đến sản phẩm thì cũng không thể chính xác 100%. Ads có thể xuất hiện ở những website độc hại, có nội dung xấu làm ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu và mang lại lượng truy cập kém chất lượng. 

3. Các định dạng hiển thị quảng cáo GDN là gì?

Nhiều người thường hiểu lầm rằng GDN chỉ hiển thị Ads hình ảnh. Nhưng thực tế GDN sẽ cho bạn nhiều lựa chọn định dạng, kích thước với Ads chữ, số liệu, hình ảnh, media và video.

gdn-la-gi-4

  • Ads chữ – GDN có thể chạy Ads chữ giống như Search. Ads chữ bao gồm tiêu đề và hai nội dung, đồng thời cho phép nhà quảng cáo viết nhiều loại nội dung mà trong đó copy tạo ra nhiều click nhất.
  • Nếu là Ads hình ảnh – Hình ảnh số liệu sẽ phủ kín kích thước Ad trên website hiển thị. Bạn có thể thêm hình ảnh khách hàng, bố cục và màu nền trên hình ảnh Ads.
  • Trường hợp Ads media – Các thành phần có thể tương tác, hoạt họa hoặc Ads thay đổi tùy theo đối tượng và cách họ tương tác với Ads. Chẳng hạn Carousel chuyển động hàng loạt sản phẩm.
  • Đối với Ads video trở nên phổ biến khi Youtube có mặt trong Display Network. Bạn có thể dùng AdWords để đặt Ads cạnh video Youtube. 

>>> Dịch vụ SEO website

4. Các bước đơn giản để chạy quảng cáo GDN – GDN Là Gì?

Chắc hẳn bạn đã thấy được đặc điểm của chạy quảng cáo GDN và muốn áp dụng ngay hình thức này cho doanh nghiệp của mình?. Trước tiên, có một số thuật ngữ mà bạn cần biết như:  

  • CTR: Nó thể hiện tần suất click vào quảng cáo GDN của bạn, tính bằng Số lượt hiển thị/Số lần nhấp chuột. Chỉ số CTR đảm bảo thường nằm trong khoảng từ 0,1 đến 0,9.
  • CPC tối đa: Banner quảng cáo GDN của bạn sẽ chỉ nhận những lượt click có giá thấp hơn CPC tối đa. CPC tối đa phản ánh chất lượng quảng cáo và giúp bạn kiểm soát ngân sách chi trả.

Và dưới đây là 5 bước giúp bạn thành công với chạy GDN:

Bước 1. Lựa chọn khách hàng mục tiêu để chạy GDN

gdn-la-gi-5

Doanh nghiệp có thể lựa chọn theo 2 hướng trực tiếp hoặc gián tiếp:

  • Trực tiếp: Dựa vào phân tích nhân khẩu học (giới tính, lứa tuổi, thu nhập, sở thích,…) hoặc dựa vào những người đã từng truy cập website bạn muốn chạy GDN.
  • Gián tiếp: Cách xác định này sẽ tiếp cận những người đã từng tìm kiếm từ khóa lên quan hoặc để banner quảng cáo xuất hiện trên những trang web chứa từ khóa đó. Cách này khá hữu hiệu với chỉ số CPC cao. Hay với những marketer chuyên nghiệp, họ sẽ nhắm tới những website đối tác để đặt quảng cáo trực tiếp.

Bước 2. Thiết kế banner quảng cáo GDN

Kích thước banner có 15 size khác nhau để đáp ứng các loại website  mà các designer cần hoàn chỉnh. Lưu ý là dù với kích thước nào thì hình ảnh hay thông điệp đều phải thống nhất, tránh sai lệch khiến khách hàng khó nhận diện thương hiệu.

Bước 3. Landing Page

Việc xây dựng page rất quan trọng trong cơ chế quảng cáo GDN. Với những khách hàng tiềm năng, không có chủ ý tìm kiếm thương hiệu của bạn thì không nên dẫn họ đi lòng vòng qua trang chủ, sẽ khiến họ thấy phiền và bỏ qua. Thay vào đó, hãy thiết kế một Landing Page giúp tối ưu hóa chuyển đổi họ thành khách hàng chính thức của doanh nghiệp.

gdn-la-gi-6

Bước 4. Thiết lập quảng cáo GDN

  • Đầu tiên, cần tạo một tài khoản Google Adwords và đăng nhập.
  • Tiếp tục chọn “Campaign”, rồi chọn dấu “+” màu xanh bên góc trái cửa sổ.
  • Sau đó, chọn “Select goal”“Display Network” và điền trang đích (Landing Page) vào. 
  • Tiếp theo, bạn thực hiện cài đặt quảng cáo với các lựa chọn về ngôn ngữ, thời gian, tên chiến dịch, vị trí địa lý hiển thị,… Cuối cùng tải banner đã thiết kế ở bước 2 lên và ấn “Tạo chiến dịch”.

Bước 5. Kiểm tra, đo lường kết quả chạy GDN

Để chắc chắn rằng, việc chạy GDN của mình có hiệu quả, bạn không thể bỏ qua bước này. Một gợi ý là dùng Google Analytics để phân tích tỷ lệ chuyển đổi khách hàng. Nếu chưa thực sự hiệu quả, hãy thử tăng gói thầu chạy quảng cáo hoặc xem xét lại thiết kế banner tối ưu, hấp dẫn chưa nhé!

gdn-la-gi-7

5. Một số lưu ý khi thiết lập quảng cáo GDN – GDN Là Gì?

Làm thế nào để tối ưu chiến dịch GDN. Xác định mục tiêu của chiến dịch gồm có Ngân sách chi tiêu, địa điểm nào quảng cáo bạn hiển thị, thời lượng, thời gian hiển thị quảng cáo,.. Chiến dịch quảng cáo GDN thường được chia theo 2 loại hiển thị hình ảnh cơ bản và hình ảnh động/ video. Với quảng cáo hình ảnh cơ bản, bạn nên lưu ý một số điểm sau:

5.1 Chiến lược giá thầu thông minh – GDN Là Gì?

Khi bid giá thầu, đừng nên cố gắng tiết kiệm bằng cách đặt giá thầu nhỏ nhất. Như vậy quảng cáo của bạn khó có khả năng hiển thị. Số lượt hiển thị ít dẫn tới việc mẫu chuyển đổi cũng ít theo. Từ đó đi đến kết quả là đo lường không chính xác.

Dù là các doanh nghiệp lớn, cũng không nên lấy tiền đè người bằng cách bid giá thầu tối đa liên tục để đè mặt các công ty khác. Bạn sẽ không bao giờ biết được kết quả thực sự để ra một mẫu hết bao nhiêu tiền.

Hãy liên tục testing để chọn ra mẫu quảng cáo và cách target chuẩn nhất. Nếu như thị trường tiềm năng, nhưng lại có vài ông lớn đánh chiếm thì nên suy nghĩ đổi vị trí website đặt banner GDN. Quan trọng nhất là tỉ lệ Số tiền/Mẫu chứ không phải CTR hay Số mẫu đổ về. Kiểm soát được Số tiền/Mẫu thì bạn có thể tăng giảm ngân sách tùy ý theo chiến dịch và KPI của công ty đề ra.

5.2 Tập trung vào thông điệp trên Banner GDN – GDN Là Gì?

gdn-la-gi-8

Như đã nói ở trên, Banner trong quảng cáo GDN rất quan trọng. Có thể bạn Target đúng, nhưng Banner bạn không thu hút, kém nổi bật hơn đối thủ thì tỉ lệ CTR cũng sẽ giảm. Mẫu banner Google Display Network cũng không nên nhồi nhét quá nhiều text, như vậy sẽ làm kém hấp dẫn và không hút được người đọc.

Banner GDN muốn chạy quảng cáo tốt thì CTA trong đó phải rõ ràng, nổi bật để tăng tỉ lệ click. Tránh dùng mẫu quảng cáo Text Only vì tỉ lệ thành công của định dạng quảng cáo này không cao. Hãy đầu tư thiết kế Banner GDN thật đẹp.

Hạn chế sử dụng loại Quảng Cáo Đáp Ứng vì Google sẽ tự quét website để chọn ảnh, hoặc bạn chỉ up đúng 2 cái ảnh lên thì Google sẽ tự căn chỉnh và làm xấu đi tấm Banner.

Thêm một lưu ý nữa là Banner phổ biến chạy GDN theo 5 kích cỡ sau sẽ được hiển thị nhiều và tăng khả năng chuyển đổi nhiều nhất: 728×90, 300×250, 160×600, 300×600, 320×50. Nhưng Uplevo khuyên bạn nên thiết kế đủ bộ Banner khoảng 20 cái để không bỏ lỡ khách hàng.

5.3 Trang đích phải rõ ràng, kêu gọi chuyển đổi tốt – GDN Là Gì?

Nếu như Banner ngắn gọn và có trách nhiệm thu hút và kêu gọi khách hàng click, thì Landingpage lại có chức năng giải thích rõ ràng về sản phẩm/dịch vụ mà công ty đang cung cấp. Đi kèm theo đó là kêu gọi khách hàng gọi hotline, điền form hoặc chat với support để tiến gần hơn với việc mua hàng.

gdn-la-gi-9

Chính vì vậy trang đích phải được thiết kế đẹp và điều hướng được khách hàng vào chuyển đổi. Content trong Landingpage cũng nên được viết theo cấu trúc AIDA để thôi thúc khách hàng. Đặc biệt là ĐỪNG giải thích QUÁ RÕ về mặt hàng mình đang chào bán. Như vậy sẽ làm cho content quá dài và không cần thiết.

5.4 Tạo nhiều nhóm quảng cáo để Testing – GDN Là Gì?

Nếu ngân sách chạy của bạn lớn, đừng ngại ngùng gì mà không bỏ ra chục triệu để chạy test. Hãy chia đều tiền ra nhiều nhóm quảng cáo ứng với từng mẫu Landingpage, từng mẫu Banner và từng tệp Target. Sau nhiều lần Test, chắc chắn bạn sẽ chọn được ra một tệp ưng ý nhất để đồ dồn tiền vào kéo lại doanh thu.

Hiện nay, quảng cáo GDN không còn là hình thức xa lạ đối với các marketer, nhưng chưa hẳn bạn đã thực sự hiểu về nó. Hy vọng SEOTCT đã gửi đến bạn một số thông tin hữu ích giúp bạn có thể tối ưu hóa GDN một cách tốt nhất.

4.3/5 - (7 bình chọn)

Slot Maxwin Slot Mahjong Slot Mahjong