Meta Description Là Gì? Cách Viết Meta Description

meta-description

Khi viết Seo content, meta description là điều vô cùng quan trọng. Meta Description trong kết quả tìm kiếm khi cụm từ tìm kiếm nằm trong mô tả, vì vậy tối ưu hóa Meta Description là rất quan trọng đối với SEO Onpage. Để bạn hiểu hơn về meta description là gì? và cách viết như thế nào để chuẩn seo thì hãy theo dõi bài viết dưới đây cùng SEOTCT nhé!

1. Meta Description là gì?

Meta Description là thẻ HTML, trông giống như mã HTML này cho trang:

  • Thẻ mô tả Meta là 1 phần rất quan trọng trong quá trình tối ưu website.
  • Thẻ mang thuộc tính HTML
  • Thẻ mô tả đóng vai trò rất quan trọng trong việc thu hút được thêm lượt click của người dung trong trang tìm kiếm (Kết quả tìm kiếm SERPs)

meta-description-4

Tuy chỉ là một đoạn văn ngắn vỏn vẹn 156 từ nhưng đây là cơ hội chính để quảng cáo nội dung trong bài viết của bạn liên quan đến người dung và cho họ biết chính xác những gì liên quan đến nội dung mà họ đang tìm kiếm

2. Vì sao phải tối ưu thẻ meta description

Mặc dù Google đã công khai không sử dụng thẻ mô tả trong ranking, và tự động trích dẫn nội dung trên trang để làm thẻ mô tả phù hợp với truy vấn của người dùng, tuy nhiên, việc viết thẻ mô tả sẽ giúp gia tăng tỷ lệ click (CTR) vào website, giúp website thu về một lượng lớn visit và tỷ lệ CTR.

  • Thẻ meta description giúp mô tả chính xác, ngắn gọn và tổng quan về nội dung mà trang của bạn nói đến.
  • Có vai trò quan trọng như một quảng cáo ngắn về bài viết hoặc trang của bạn trên trang kết quả tìm kiếm của Google, thu hút người dùng nhấp vào trang của bạn.
  • Đối với các từ khóa khó làm SEO có tính cạnh tranh cao, thẻ meta có vai trò quan trọng để người dùng click vào trang của bạn thay vì của đối thủ. Nếu description tốt sẽ tăng tỉ lệ click vào Website từ đó giúp tăng thứ hạng cho website

meta-description-5

Trong làm SEO, thẻ meta description là nơi để người làm SEO đặt các từ khóa muốn hướng tới, vừa tác động lên kết quả tìm kiếm của Google, vừa hiển thị nội dung cho người dùng tìm kiếm.

Google đánh giá chất lượng nội dung bên trong trang web của bạn. Tuy nhiên thẻ meta lại là cầu nối giữa bạn và khách hàng. Vì vậy, nếu bạn muốn tăng lưu lượng truy cập vào trang web của bạn thì tối ưu hóa thẻ Meta là cần thiết.

>>> DỊCH VỤ SEO TỔNG THỂ UY TÍN & BỀN VỮNG #1

3. Meta description chuẩn SEO là như thế nào?

3.1 Tối đa 155 ký tự – và đôi khi nhiều hơn

Độ dài phù hợp không thực sự tồn tại; nó phụ thuộc vào thông điệp bạn muốn truyền tải. Bạn nên dành đủ không gian để truyền tải thông tin, nhưng hãy giữ nó ngắn gọn và linh hoạt.

Thỉnh thoảng, Google thay đổi độ dài . Ngày nay, hầu hết bạn sẽ thấy các Meta Description lên tới 155 ký tự, với một số ngoại lệ là 300 ký tự. Vì vậy hãy cố gắng để thông tin quan trọng trong 155 ký tự đầu tiên của Meta Description.

3.2 Được viết bằng một giọng văn tích cực

Nếu bạn sử dụng Meta Description với lời kêu gọi nhấp chuột vào website, đó là một lời mô tả buồn tẻ và người tìm kiếm sẽ không biết họ sẽ nhận được gì, trong 155 kí tự bạn phải thể hiện được nội dung của bài viết và trình độ chuyên môn cao.

meta-description-6

3.3 Phải có call-to-action (kêu gọi hành động)

Điều này có thể hơi ngược với yêu cầu ở trên, nhưng những lời mời như Tìm hiểu thêmNhận ngayDùng thử miễn phí sẽ thu hút lượng click cao.

3.4 Chứa từ khóa mục tiêu

Nếu từ khóa tìm kiếm có trong Meta Description, Google sẽ có xu hướng sử dụng Meta Description đó và làm nổi bật nó trong kết quả tìm kiếm. Điều này sẽ website sẽ có nhiều truy cập hơn.

3.5 Có thể hiển thị thông số kỹ thuật

Ví dụ: nếu bạn đang bán các sản phẩm dành cho những người am hiểu công nghệ, tập trung vào thông số kỹ thuật của sản phẩm có thể là một ý tưởng hay – nhà sản xuất, SKU, giá cả,… Nếu khách truy cập đặc biệt tìm kiếm sản phẩm đó sự hiện diện của thông tin như giá cả, thông số kĩ thuật… sẽ kích thích nhấp chuột.

3.6 Phù hợp với nội dung

Điều này rất là quan trọng. Google sẽ tìm ra khi Meta Description lừa khách truy cập để nhấp chuột và nhanh chóng xử phạt các website đang có hành vi này. Ngoài ra, các mô tả sai lệch có thể sẽ làm tăng tỷ lệ thoát.

3.7 Độc đáo

Nếu Meta Description của bạn giống với mô tả của các website, trải nghiệm người dùng trên Google sẽ bị cản trở. Mặc dù Title có thể khác nhau, nhưng nếu tất cả các bài viết cùng một mô tả giống nhau sẽ ảnh hưởng tới vấn đề xếp hạng. Tốt hơn hết là để trong mô tả Description Google sẽ tự lấy nội dung có chứa từ khóa để hiện thị khi người dùng truy vấn.

4. Hướng dẫn viết meta description trang chủ 

Để có được nội dung hấp dẫn, được tối ưu và thể hiện tính chuyên nghiệp thì khi viết thẻ Meta Description cho trang chủ, cần lưu ý:

  • Độ dài thẻ Meta Description trang chủ

Đoạn mô tả thoạt đầu trông có vẻ dễ viết. Nhưng bạn phải làm sao gói gọn trong 120 – 150 kí tự mà còn nổi bật nội dung chính của website bạn thì không hề đơn giản.

Mọi thứ nên dừng lại ở mức 120 kí tự là tốt nhất nhưng phải đảm bảo đủ thú vị để níu chân người dùng và phù hợp với nhu cầu của họ.

  • Nội dung thẻ Meta Description cho trang chủ

Tất cả điều này xảy ra rất nhanh, thậm chí người tìm kiếm có thể sẽ không nhận thấy rằng họ vừa đưa ra quyết định. Họ sẽ chỉ nhập vào liên kết để thõa mãn sự tò mò mà không suy nghĩ nhiều về nó.

meta-description-7

5. Hướng dẫn viết Meta Description cho trang sản phẩm / dịch vụ

Trang sản phẩm/dịch vụ sẽ có những khác biệt so với trang chủ, vì vậy khi viết nội dung cho Meta Description trang sản phẩm/dịch vụ bạn cần lưu ý:

  • Thẻ Meta Description không nên chứa toàn bộ nội dung của trang chủ

Viết Meta Description cho các trang sản phẩm thường dễ dàng hơn một chút so với viết cho hompage. Bởi vì ở các trang sản phẩm bạn không cần phải viết tất cả về doanh nghiệp của mình. Không nên chứa toàn bộ nội dung của trang chủ, khi viết vào nội dung sẽ bị thừa và trùng lặp.

  • Meta Description cung cấp giải pháp gì?

Thay vì sao chép nội dung mô tả của trang chủ, bạn nên nói những gì mang lại giá trị hữu hình cho người mua hàng. Chẳng hạn, nếu doanh nghiệp bạn bán các sản phẩm du lịch, vậy bạn nên cung cấp thông tin về chuyến du lịch đó mang lại cho khách hàng những gì trong meta description.

6. Cách kiểm tra các thẻ meta description

Kiểm tra tính hiệu quả của việc thiết lập thẻ meta hiện tại của trang web bằng cách nhập đường dẫn URL vào input của Hey Meta. Bạn sẽ thấy một thẻ xem trước (những gì có thể được hiển thị trên mạng xã hội, các ứng dụng chia sẻ v.v ..) và tiêu đề, mô tả, hình ảnh đặc trưng của URL được đề cập đến. Nếu trang web của bạn không có bất kỳ thẻ meta nào cho các mục này, sẽ không có gì được hiển thị cả.

meta-description-1

Nếu trang của bạn có vẻ như thiếu thông tin chi tiết hoặc hiển thị metadata không chính xác thì bạn có thể sử dụng Hey Meta để tạo ra các thẻ chính xác cho bạn. Nhập thông tin mà bạn muốn hiển thị trong các trường được chỉ ra:

meta-description-2

Tương tự có thể thực hiện đối với mô tả trang web, URL và hình ảnh đặc trưng. Các thẻ được tạo ra sẽ được hiển thị trong các bản xem trước và markup sẽ trông giống như sau:

meta-description-3

7. Lời khuyên để có một meta description hiệu quả

  • Hãy cho thấy sản phẩm của mình khác biệt so với đối thủ.
  • Đưa ra những giá trị tốt nhất mà khách hàng có thể nhận được thông qua sản phẩm.
  • Viết hoa một số phần quan trọng là một cách làm hiệu quả. Lưu ý, đừng viết hoa toàn bộ nhé!
  • Sử dụng CTA hoặc từ ngữ khơi gợi sự tò mò của người dùng click vào tiêu đề của bạn ngay lập tức.
  • Một câu kết bỏ dở trong Meta Description rất có thể sẽ tăng tỷ lệ nhấp của bạn lên rất nhiều.
  • Không viết quá dài, quá chung chung về bài viết bên trong. Thẻ meta description chỉ nên dài khoảng 140 kí tự để có thể hiển thị hết được trên Google.
  • Hãy chắc chắn rằng các bạn đã có từ khóa làm SEO trong thẻ meta description rồi. Với từ khóa này thì người dùng và Google cũng dễ dàng tìm thấy bạn và hiểu bạn đang nói gì bên trong.
  • Thẻ meta description cho mỗi trang phải là duy nhất
  • Luôn luôn phải viết đúng với những gì có bên trong trang, không viết quá xa nội dung và không nên giật tít sai sự thật. (bạn có thể khiến người dùng click vào tuy nhiên họ sẽ thoát ngay nếu nội dung không đúng với thẻ mô tả)
  • Trên một trang có thể không có thẻ meta description này, Google cũng có thể tự động nhận một đoạn văn bản có từ khóa tương tự bên trong trang làm mô tả.

Trên đây là một số thông tin về meta description mà SEOTCT muốn gửi đến các bạn. Hy vọng đã cung cấp đến bạn một vài thông tin hữu ích. 

4.9/5 - (15 bình chọn)