Case Study Là Gì? Sử Dụng Case Study Trong Marketing

case-study

Case study là cụm từ chắc chắn rất quen thuộc với bạn từ thời đại học và đến khi đi làm cũng vậy. Vậy bạn đã thật sự hiểu case study là gì? Case study được áp dụng như thế nào? Dưới đây SEOTCT sẽ gửi đến bạn một số thông tin về case study, hãy cùng theo dõi nhé!

1. Case study là gì?

Case study hiểu nôm na là cách nghiên cứu 1 sự việc hay 1 tình huống nào đó có trong thực tế. Case study dùng lý thuyết nghiên cứu và phân tích tình huống có thật. Hiện nay case study áp dụng trong mọi lĩnh vực trong cuộc sống từ trường học, marketing, kinh doanh, sản xuất, … Có case study mọi người có thể dễ dàng hiệu và áp dụng vào thực tế sẽ nhanh hơn, không bị ngợp.

case-study-1

Case study trong kinh doanh : Áp dụng những mô hình kinh doanh đã thành công hoặc đã và đang phát triển tốt. Áp dụng vào môi trường công ty họ sẽ phân tích và áp dụng với tình hình thực tế của doanh nghiệp để nâng cao hiệu suất, doanh thu.

>>>Xem thêm: Dịch Vụ SEO

2. Ý nghĩa của case study?

Khi hiểu được khái niệm của case study thì phần nào các bạn cũng đã hiểu được ý nghĩa của nó rồi phải không. Để giúp bạn hiểu rõ hơn chi tiết ý nghĩa của nó thì điểm qua những ý dưới đây :

2.1 Tăng thực tiễn vào việc học ở bất cứ môi trường

Bất cứ tổ chức, công ty, doanh nghiệp, trường học luôn luôn phải học, đào tạo cái mới để phát triển. Với lý thuyết quá nhiều sẽ rất khó và nặng về chuyên ngành đó, một mô hình thực tế giúp bạn có thể dễ hình dung hơn. Có 1 case study thực tiễn giúp họ trải nghiệm và làm 1 cách tốt hơn.

2.2 Giúp người học tăng sự chủ động, sáng tạo đặc biệt là sự hứng thú trong môn học

case-study-2

Nếu như cách học chỉ là 1 vài cuốn sách hay 1 vài ebooks với quá nhiều chữ làm cho người dùng trở nên chán nản, thụ động. Với case study mới hoàn toàn giúp người học hiểu được thực tiễn mình phải làm gì, nó giúp người học hứng thú hơn, vì đó chính là cái giúp bạn đi nhanh hơn.

Có một vấn đề, một mô hình thực tế để phân tích và tranh luận sẽ đem lại sự hứng thú và chủ động hơn rất nhiều cho sinh viên.

2.3 Tăng khả năng làm việc nhóm 

Khi học theo case study sẽ có cả 1 đội nhóm cùng học và nghiên cứu như vậy sẽ tăng khả năng làm việc nhóm cho mỗi tổ chức, công ty, rất tốt để phát triển. Ngoài ra khi học với case study giúp cho người học phát triển những kỹ năng khác từ những bài học ở đây như phân tích, thuyết trình, giải quyết vấn đề, đối chất, …

case-study-3

2.4 Tình huống vấn đề áp dụng thực tế ứng dụng được cao hơn

Đây được cho là ví dụ có những tình huống hoặc vấn đề sát với lý thuyết giúp cho người học hiểu được kiến thức đã học như thế nào, từ đó nhìn vào case study áp dụng nhanh chóng và dễ hơn. Ngoài những cái đã học và làm thì với case study mới giúp cho người học có cái nhìn mới hơn từ đó tư duy nhiều cái tốt hơn.

2.5 Giảng viên, sếp cũng thu được rất nhiều kinh nghiệm 

Khi giảng viên hướng dẫn hay dạy các bài tập lớn bản thân họ cũng thu lại được rất nhiều kinh nghiệm từ sinh viên. Thu thập các cách giải quyết khác nhau để làm phong phú hơn giáo trình cũng như bài giảng của mình. Hay để điều chỉnh lại các bài tập cho sát với thực tế hơn.

Chủ hay sếp sẽ có nhiều thông tin, nhiều cách nhìn khác nhau từ nhân viên của mình. Nhìn ở góc nhìn tổng quan để có thể thu thập được nhiều điều hay ho.

3. Cách phân tích Case study bằng các yếu tố nào?

3.1. Phân tích như nào là chuẩn?

case-study-5

Ở bước đầu tiên, chúng ta sẽ phải nghiên cứu về nhãn hàng/công ty được nhắc đến trong case study. Bạn có thể dựa vào một số câu hỏi gợi ý sau để đưa ra hướng phân tích cho phù hợp:

  • Nhãn hàng hay sản phẩm đó là ai?
  • Lĩnh vực kinh doanh của họ là gì?
  • Thương hiệu đó có độ nhận diện cao/thấp/trung bình cụ thể ra sao?
  • Sản phẩm của thương hiệu đó có đặc điểm thế nào, có điểm gì đặc biệt so với các đối thủ khác trên thị trường?
  • Vấn đề họ cần giải quyết là gì?

Bằng cách đặt ra các câu hỏi và tìm câu trả lời cho chúng, chúng ta sẽ có được một cái nhìn rõ ràng hơn về thương hiệu mà đang được phân tích. Từ đó mới có được những đánh giá và bài học chuẩn xác từ case study.

3.2. Phân khúc thị trường (Segmentatation)

Sau khi đã nghiên cứu được vấn đề, chúng ta sẽ đi đến bước phân khúc thị trường.

Trước hết hãy nói qua một chút khái niệm về phân khúc thị trường. Phân khúc thị trường là sự phân chia thị trường thành các phân nhóm nhỏ hơn dựa trên các đặc điểm về nhân chủng học, xã hội học, kinh tế,…

case-study-6

Chẳng hạn, khi phân khúc thị trường dựa trên thu nhập của người tiêu dùng, chúng ta có thể chia thị trường thành 3 phân khúc:

  • Thu nhập cao
  • Thu nhập trung bình
  • Thu nhập thấp

Nếu phân loại theo tuổi tác, hoặc nghề nghiệp thì thị trường lại có thể phân ra thành các phân khúc:

  • Người dưới độ tuổi lao động
  • Trong độ tuổi lao động
  • Quá tuổi lao động
  • Nhân viên văn phòng
  • Freelancer

3.3. Khách hàng mục tiêu (Targeting)

Trong sự thành công case study, họ đã nhắm đến khách hàng mục tiêu nào. Và tại sao lại lựa chọn đối tượng đó? Bước này sẽ giúp chúng ta hiểu được rằng, các bước đi của nhãn hàng trong chiến dịch đều có lý do. Và lý do đó ở đây là chính là dựa trên nhóm khách hàng mục tiêu này.

case-study-7

Nhóm khách hàng mục tiêu (targeted customers) được hiểu là nhóm khách hàng mà nhãn hiệu lựa chọn để truyền đạt thông điệp thông qua campaign quảng cáo. Họ được lựa chọn với những đặc điểm nhất định từ các phân khúc khách hàng từ phần segmentatation. Ở phần phân tích khách hàng mục tiêu khi phân tích case study, bạn cần quan tâm đến cách thực hiện quảng cáo, cách thực hiện chiến dịch đã phù hợp với đối tượng khách hàng chưa? Khi khách hàng đọc được nó có gây được tác động như mong muốn không?

3.4. Định vị thương hiệu (Positioning)

Sau khi chiến dịch hoàn thành, họ đã thu về kết quả như thế nào? Định vị của nhãn hàng trong tâm trí khách hàng ra sao, có thay đổi gì không? Hoặc chiến dịch đã tác động đến nhận thức xã hội như thế nào? Khi phân tích các kết quả thu được từ campaign, người đọc có thể nhận ra liệu campaign đó thành công hay thất bại? Thành công về mặt doanh thu, về thương hiệu hay chỉ viral chung chung mà không liên quan đến thương hiệu.

4. Cách tìm kiếm case study dễ dàng

  • Bước 1 : Xác định lĩnh vực cần tìm case study
  • Bước 2 : Tìm hiểu rõ và chi tiết hơn chủ đề thuộc phần nào trong lĩnh vực đó. 
  • Bước 3 : Tìm chi tiết chuyên mục trong chủ đề đó. V
  • Bước 4 : Lên Google tìm kiếm từ khóa ngắn gọn và thêm từ khóa “case study” đằng sau giúp bạn tìm được case study thực tế. 
  • Bước 5: Mở excel lên ghi những kiến thức rõ ràng thành từng cột vào để dễ ghi nhớ.
  • Bước 6: Lưu lại file đó và ghi chú những điều bạn muốn.

case-study-8

5. Cách sử dụng Case study trong xây dựng chiến lược marketing

5.1 Lập trang Case Study chuyên biệt

Cách vận dụng case study đều tiên đó là nên lập một trang web dành riêng cho case study. Hãy đặt những title dễ nhớ, dễ tìm và gợi mở để người truy cập có thể dễ dàng tìm thấy. 

5.2 Cách trình bằng một Case Study trên trang chủ của bạn

Cung cấp cho khách truy cập trang web về các bằng chứng để khách hàng hài lòng và hiểu hơn về doanh nghiệp. Trang chủ của bạn là nơi hoàn hảo để làm điều này. Có một số cách bạn có thể đặt các Case Study trong kinh doanh lên trang chủ của mình:

  • Báo giá / lời chứng thực của khách hàng
  • Các nút Call- to-action (CTA) để xem các Case Study cụ thể
  • Các nút Call- to-action (CTA) dẫn đến trang Case Study của bạn

5.3 Triển khai CTA trượt/pop-up

Thử nghiệm các loại CTA trượt/ pop up trên các bài viết và gắn các link đến trang về case study của bạn. Không cần làm các cửa sổ lớn hay giữa màn hình. Bạn có thể đặt ở vị trí tinh tế hơn để đủ gây chú ý nhưng không làm khách hàng khó chịu. 

case-study-9

5.4 Viết bài đăng trên blog về các mẫu Case Study

Một bài blog thật hay về Case Study cũng rất tuyệt vời để độc giả biết đến nó. Hãy xác định chính xác những gì bạn muốn truyền tải, sử dụng từ ngữ đơn giản, ví dụ cụ thể. Cách đặt tiêu đề cũng cần chú ý tạo điểm nhấn, hãy quan tâm đến những khó khăn của khách hàng và tư vấn họ về cách để vượt qua. Bài viết dài, nhưng dí dỏm cũng sẽ thu hút được rất nhiều người đọc.

5.5 Tạo video

Youtube là công cụ xếp thứ hai chỉ sau google trong các công cụ tìm kiếm, nên việc tạo bằng video là một cách rất hay hiện nay. Khách hàng sẽ thích xem, nghe hơn là đọc bài bài dài đằng đẵng. Bạn nên đầu tư về chất lượng hình ảnh, cách sắp xếp phân đoạn để thể hiện rõ ý tưởng của mình. 

5.6 Chia sẽ Case Study lên các mạng xã hội 

Đây là một kênh rất phù hợp để bạn tuyên truyền về các Case Study của chính mình. 

Bạn có thể chia sẻ và gắn thẻ khách hàng vào bài đăng, đầu tư một chút content ở đầu bài post và đưa link ở cuối bài đảm bảo link của bạn sẽ được thu hút hơn. Thậm chí, hãy cập nhật ảnh bìa của bạn lên Twitter, Facebook. Tìm trên Linkedln và thêm các Case Study của bạn và danh sách ấn phẩm. Chia sẻ vào các nhóm liên quan….

5.7 Sử dụng trong Email Marketing

Nhưng nó sẽ chỉ phù hợp nếu bạn đã có sẵn danh sách phân đoạn theo ngành, ví dụ như bảo hiểm, tín dụng… Điều này sẽ giúp bạn nuôi dưỡng những khách hàng tiềm năng cả ở hiện tại và trong tương lại.  Bạn cũng có thể tìm lại các lead cũ, vì biết đâu bạn sẽ gặp may mắn vì khách hàng sẽ luôn có nhu cầu.

Trên đây là một số chia sẻ của SEOTCT đến bạn, đây cũng chỉ một phần về case study. Bạn hãy nghiên cứu thật kỹ để có thể áp dụng các case study thật hiệu quả cho doanh nghiệp của mình nhé! Chúc bạn thành công.

5/5 - (9 bình chọn)

DỊCH VỤ SEOTCT