TOP 10 Loại thuốc chữa bệnh dạ dày tốt nhất hiện nay

chua-benh-da-day-tot-nhat-hien-nay (1)

Trong gần 40 năm trở lại đây, ngày càng xuất hiện nhiều loại thuốc điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng có hiệu quả cao. Nhờ đó mà phương pháp điều trị cũng thay đổi hẳn. Bệnh nhân chủ yếu dùng thuốc để chữa trị thay vì dùng phương pháp mổ như trước kia. Bài viết dưới đây SEOTCT sẽ chỉ ra cho bạn TOP 10 Loại thuốc chữa bệnh dạ dày tốt nhất hiện nay nhé!!

1. Thuốc dạ dày Bình Vị Nam

Bình Vị Nam BIVINA là sản phẩm lưu hành nội bộ của Bệnh viện Quân Y 354. Công thức được nghiên cứu và xây dựng bởi các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Y học cổ truyền, giúp bệnh nhân giảm hẳn các triệu chứng của viêm loét dạ dày. Để mua được sản phẩm tốt và đúng giá, bệnh nhân nên mua trực tiếp tại quầy thuốc của bệnh viện.

Thành phần chính:

Thành phần chính trong Bình Vị Nam bao gồm Ô tặc cốt; Mạn đà la; Ngải tượng; Cam thảo bắc cùng với hai muối carbonat của nhôm và magnesi.

Công dụng:

  • Sản phẩm được dùng trong giảm đau và giảm co thắt dạ dày.
  • Trung hòa acid nhằm tránh sự tăng cao quá mức dịch vị.
  • Kiểm soát và tiêu diệt H.P
  • Các thành phần thảo dược có tác dụng chống viêm hiệu quả, diệt khuẩn tự nhiên.

Chỉ định:

  • Đau dạ dày, loét tá tràng.
  • Trào ngược thực quản.
  • Tăng sinh vi khuẩn H.P trong dạ dày.
  • Ợ hơi, ợ chua.
chua-benh-da-day-tot-nhat-hien-nay (3)
Thuốc dạ dày Bình Vị Nam

Liều dùng:

  • Người lớn: Sử dụng 3 viên/lần x 3 lần/ngày.
  • Trẻ dưới 10 tuổi: ½ – 1 viên/lần x 2 – 3 lần/ngày.

Giá bán:  Có thể tìm mua thuốc trị loét dạ dày Bình Vị Nam tại Bệnh viện 354 với mức giá khoảng 100.000 đồng 1 gói.

2. Đơn số 12 Bệnh viện Quân Y 103

Đơn số 12 là thuốc lưu hành nội bộ được nghiên cứu, sản xuất bởi các dược sĩ hàng đầu Học viện Quân Y – Bệnh viện Quân Y 103. Thuốc được kế thừa từ các bài thuốc dân gian cổ truyền, và được sử dụng điều trị tại bệnh viện hơn 20 năm. Rất nhiều bệnh nhân đã phản hồi tích cực về hiệu quả của sản phẩm này.

Thành phần chính: Đơn số 12 có thành phần gồm cao lỏng Belladon, mai mực, Hoài sơn, Cam thảo, Nghệ, Hương phụ.

chua-benh-da-day-tot-nhat-hien-nay (5)
Đơn số 12 Bệnh viện Quân Y 103

Công dụng:

  • Cắt nhanh các cơn đau do bệnh đau dạ dày.
  • Giúp trung hòa acid dịch vị và làm giảm các triệu chứng của bệnh.
  • Kháng khuẩn và chống viêm.
  • Ức chế và tiêu diệt H.P.
  • Tăng cường sức đề kháng.

Tác dụng phụ: Hiện tại chưa có nghiên cứu tìm thấy tác dụng phụ.

Liều dùng – Cách dùng:

  • Uống 1 gói/lần, ngày 2 -3 lần.
  • Pha với nước ấm và uống trước bữa ăn hoặc khi đau.

Giá bán: Người bệnh tìm mua Đơn số 12 tại bệnh viện Quân Y 103 với giá rất rẻ. Chỉ khoảng 1.200 đồng/gói.

3. Thuốc dạ dày chữ Y Yumangel

Yumangel là thuốc tây chữa đau dạ dày được nhiều người lựa chọn. Sản phẩm được sản xuất bởi công ty Yuhan Corporation của Hàn Quốc. Dòng sản phẩm này rất được ưa chuộng tại Hàn và được phân phối ở khắp các hệ thống nhà thuốc trên toàn quốc.

Khi uống thuốc vào sẽ có khả năng tạo ra lớp chất nhầy giống như lớp nhầy trên bề mặt niêm mạc đường tiêu hóa, bao bọc và bảo vệ dạ dày khỏi tác động của dịch vị và các yếu tố tấn công gây viêm.

Thành phần chính: Trong mỗi gói Yumangel 15ml có chứa Almagat 1g.

chua-benh-da-day-tot-nhat-hien-nay (4)
Thuốc dạ dày chữ Y Yumangel

Chỉ định:

  • Bệnh nhân mắciêm loét dạ dày – tá tràng.
  • Các chứng bệnh do tăng tiết H+.
  • Bệnh trào ngược thực quản.

Chống chỉ định:

  • Không dùng Yumangel với các trường hợp mẫn cảm với thành phần trong thuốc.
  • Không dùng ở trẻ nhỏ hơn 6 tuổi.

Tác dụng phụ: Có thể gây tiêu chảy hay táo bón khi uống thuốc này.

Liều dùng – cách dùng:

  • Người lớn uống 1 gói/lần x 4 lần/ngày.
  • Trẻ em 6 – 12 tuổi: Dùng ½ gói/lần x 3 lần/ngày.
  • Bệnh nhân uống Yumangel sau ăn từ 1 – 2 giờ và trước khi đi ngủ.

Giá bán: Có thể tìm mua tại thuốc dạ dày chữ Y ở các nhà thuốc với giá dao động từ 80.000 đến 90.000 đồng.

4. Nexium Mups

Nexium Mups được sản xuất ở Thụy Điển, nhập khẩu và phân phối rộng rãi ở Việt Nam. Thuốc nằm trong phác đồ điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng của nhiều bệnh viện lớn.

Thành phần chính: Mỗi viên nén chứa esomeprazole 20 hoặc 40mg.

Chỉ định:

  • Viêm rách thực quản do trào ngược.
  • Viêm loét tá tràng nguyên nhân do H.P.
  • Bệnh lý dạ dày ở những người đang sử dụng NSAIDs.
  • Hội chứng Zollinger Ellison.

Chống chỉ định:

  • Tiền sử quá mẫn với esomeprazole, phân nhóm benzimidazole và các thành phần khác.
  • Không dùng kết hợp với nelfinavir, atazanavir.
chua-benh-da-day-tot-nhat-hien-nay (6)
Nexium Mups

Tác dụng phụ:

  • Có thể gặp đau nhức đầu, đau bụng, tiêu chảy và nôn mửa (thường gặp).
  • Trong một số trường hợp có thể xảy ra mất bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu. Hiếm khi gây giảm natri máu và phù ngoại biên.

Liều dùng: Tuân theo chỉ định trong phác đồ điều trị của thầy thuốc.

Giá bán: Giá của Nexium Mups khá cao, rơi vào khoảng 26.000 đồng/viên.

5. Maalox – thuốc kháng acid cation

Maalox là thuốc dạ dày thuộc nhóm chống acid ion dương, có khả năng đệm tốt. Thuốc bao gồm các base có khả năng trung hòa acid quá mức ở dạ dày nhằm làm giảm tổn thương gây ra do nhiễm toan.

Thành phần chính:

Mỗi viên chứa:

  • Aluminium hydroxyde 400 mg.
  • Magnesium hydroxyde 400 mg.
  • Saccharose 150mg.

Chỉ định:

  • Điều trị triệu chứng đau do bệnh thực quản – dạ dày – tá tràng.
  • Khó tiêu
  • Viêm dạ dày
  • Thoát vị hoành
  • Loét dạ dày – tá tràng
chua-benh-da-day-tot-nhat-hien-nay (7)
Maalox – thuốc kháng acid cation

Chống chỉ định: Chống chỉ định các trường hợp liên quan đến magnesium: Người suy thận nặng.

Thận trọng: Cần cân nhắc hàm lượng nhôm đối với người suy thận và thẩm phân mãn tính.

Tác dụng phụ: Gây mất phosphore khi điều trị lâu dài hoặc điều trị với liều cao.

Liều lượng và cách dùng: Uống 1 – 2 viên khi đau hoặc sau ăn 1 giờ và trước khi đi ngủ. Uống tối đa 6 viên mỗi ngày ở người lớn.

Phụ nữ có thai và cho con bú:

  • Trên lâm sàng hiện chưa có dữ liệu đầy đủ có liên quan để đánh giá tác dụng gây dị dạng hoặc độc hại đối với thai kỳ của Maalox khi dùng cho phụ nữ có thai.
  • Chỉ sử dụng thuốc khi thật cần thiết theo chỉ định của bác sĩ.

Giá bán: Giá bán tham khảo tại các nhà thuốc trên toàn quốc khoảng 1.000 đồng/viên.

6. Thuốc trị viêm dạ dày B Barudon Susp.

B Barudon Susp. cũng là thuốc dạ dày thuộc nhóm kháng acid. Trong thuốc có chứa Oxethazaine có tác dụng gây tê cục bộ trên niêm mạc dạ dày để cắt nhanh cơn đau. Đây là một base yếu không bị ion hóa trong các dung dịch acid. Loại thuốc này cần uống nhiều lần trong ngày để duy trì pH luôn trên 3 – 3,5.

Thành phần chính:

Một gói chứa:

  • Oxethazaine 20mg.
  • Aluminum oxide 291mg.
  • Magnesium hydroxide 196mg.

Chỉ định:

  • Thuốc được dùng trong các cơn đau cấp và mạn tính trong viêm loét dạ dày – hành tá tràng, viêm thực quản.
  • Cảm giác rát bỏng, ợ hơi, khó tiêu.
  • Các chứng đau bao tử trong liệu pháp xạ trị.
  • Ngộ độc acid, kiềm hoặc các chất ăn mòn gây xung huyết.
chua-benh-da-day-tot-nhat-hien-nay (8)
Thuốc trị viêm dạ dày B Barudon Susp.

Chống chỉ định:

  • Trẻ dưới 14 tuổi.
  • Mẫn cảm với Oxethazaine; aluminum oxide và magnesium hydroxide.

Tác dụng phụ: Thuốc đau dạ dày B Barudon Susp. có thể gây ra một số tác dụng phụ như táo bón, gây phản ứng tăng tiết thứ phát (hiếm gặp).

Thận trọng: Không dùng thuốc cho phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu và bệnh nhân suy thận mạn tính.

Liều lượng và cách dùng: Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, thuốc được dùng cho người lớn và trẻ em trên 14 tuổi với liều ½ – 1 gói x 4 lần/ngày.

Giá bán: Sản phẩm được bán tại nhà thuốc với giá khoảng 4.300 đồng/gói.

7. Thuốc dạ dày Sucralfate

Sucralfate là muối aluminium của Sucrose octasulfat. Cơ chế của thuốc là tạo phức hợp với albumin và fibrinogen một phức hợp bao bọc niêm mạc dạ dày và ổ loét.

Khả năng gắn với protein của dịch nhầy rất chắc, không bị mật phá hủy, ngăn chặn tái hấp thu ion H+ và kích thích sản xuất prostaglandin E2. Do đó thuốc này rất được ưa chuộng.

Thành phần chính:

  • Dạng viên nén: Sucralfate 1g/viên.
  • Nhũ dịch: 0,5g và 1g/5 ml.

Chỉ định:

  • Sucralfate thường được kê trong đơn thuốc đau dạ dày với chỉ định:
  • Điều trị viêm và loét dạ dày – tá tràng lành tính.
  • Phòng ngừa tái phát viêm loét.
  • Điều trị trào ngược dạ dày và thực quản.
chua-benh-da-day-tot-nhat-hien-nay (9)
Thuốc dạ dày Sucralfate

Chống chỉ định: Mẫn cảm với sucralfate.

Tác dụng phụ: Thuốc thường gây táo bón; ít gặp ỉa chảy, ban đỏ, hoa mắt, đau đầu, đau lưng.

Thận trọng: Thận trọng khi dùng cho người bị suy thận và có nguy cơ tăng nồng độ nhôm trong máu.

Liều lượng và cách dùng:

Loét tá tràng:

  • 2g/lần, ngày 2 lần vào sáng trước ăn và tối trước khi đi ngủ.
  • Vết loét lớn điều trị trong 4 tuần.
  • Vết loét bé điều trị trong 8 tuần.

Loét dạ dày lành tính:

  • 1g/lần; ngày uống 4 lần.
  • Không uống cùng thức ăn mà nên uống khi đói.
  • Điều trị kéo dài 6 – 8 tuần đến khi lành hẳn.

Giá bán:  Giá thuốc điều trị đau dạ dày Sucralfate rơi vào khoảng 1.200 đồng/viên hoặc 8.400 đồng/gói.

8. Thuốc dạ dày Bismuth subcitrat

Bismuth subcitrate thuộc nhóm thuốc tạo màng bọc, có ái lực bao phủ chọn lọc lên đáy ổ loét dạ dày. Không có tác dụng trong trường hợp dạ dày bình thường.

Thành phần chính: Một viên nén chứa 120mg Bismuth subcitrat

Chỉ định: Chỉ định khi có loét dạ dày. Thường dùng cùng các thuốc khác như metronidazol hoặc amoxicillin để diệt sạch H.P.

Chống chỉ định: Quá mẫn với Bismuth subcitrate và người bệnh thận.

Tác dụng phụ: Bismuth gây phân đen hoặc đen lưỡi, biến đổi màu răng có hồi phục (thường gặp); nôn và buồn nôn (ít gặp)…

Thận trọng: Thận trọng với người bệnh não, người có tiền sử xuất huyết tiêu hóa.

Liều lượng và cách dùng: Liều thông thường là 240mg/lần x 2 lần/ngày hoặc 120mg/lần x 4 lần/ngày.

chua-benh-da-day-tot-nhat-hien-nay (10)
Thuốc dạ dày Bismuth subcitrat

9. Famotidin

Cimetidin là thuốc đầu tiên được đưa vào chữa các bệnh loét dạ dày – tá tràng, đã mở ra một kỷ nguyên mới về điều trị bệnh lý đường tiêu hóa. Đến nay đã có nhiều thuốc thế hệ sau ra đời với công dụng mạnh hơn và ít gây tác dụng phụ hơn như Ranitidin, Nizatidin, Famotidin…

Famotidin thuộc nhóm chống bài tiết ức chế thụ thể H2. Thuốc thường dùng đường uống. Ngoài ra có thể tiêm hoặc truyền tĩnh mạch chậm đối với người tăng tiết acid hoặc loét dai dẳng.

Thành phần chính: Viên nén chứa 40mg Famotidin.

Chỉ định:

  • Khi bị viêm loét dạ dày, tá tràng lành tính.
  • Hội chứng Zollinger Ellison.
  • Phòng cơn tái phát loét hành tá tràng.
chua-benh-da-day-tot-nhat-hien-nay (11)
Famotidin

Chống chỉ định: Thuốc dạ dày Famotidin không dùng cho phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu hoặc phụ nữ đang nuôi con bú. Trường hợp mẫn cảm với thuốc.

Tác dụng phụ: Một số tác dụng phụ có thể gặp như nhức đầu, chóng mặt, ỉa chảy, táo bón…

Thận trọng: Famotidin bài trừ chủ yếu qua thận nên thận trọng ở bệnh nhân suy thận.

Liều lượng và cách dùng: Đường uống dùng Famotidin 40mg trước khi ngủ. Phác đồ điều trị diệt H.P tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Giá bán:  Giá của thuốc chỉ khoảng 800 đồng/viên,

10. Thuốc viêm loét dạ dày Omeprazole

Omeprazole là hoạt chất thuộc nhóm ức chế bơm proton. Cơ chế dựa trên sự ức chế men H+/K+ ATPase làm cho tế bào bìa không bơm H+ ra ngoài, nghĩa là không còn tiết acid nữa.

Thành phần chính: Hoạt chất chính là omeprazole hàm lượng 20mg.

Chỉ định:

  • Khi trào ngược dịch dạ dày – thực quản.
  • Loét dạ dày – tá tràng.
  • Hội chứng Zollinger – Ellison.

Chống chỉ định: Mẫn cảm với Omeprazole.

Tác dụng phụ: Omeprazole gây đau nhức đầu, buồn ngủ, chóng mặt. Buồn nôn, chướng bụng hoặc táo bón có thể xảy ra.

Thận trọng: Cẩn trọng khi dùng thuốc dạ dày Omeprazole ở những bệnh nhân có khối u.

Liều lượng và cách dùng: Dùng 20 – 60mg/ngày theo chẩn đoán và hướng dẫn của thầy thuốc. Không uống cùng thuốc chống viêm NSAIDs

chua-benh-da-day-tot-nhat-hien-nay (12)
Thuốc viêm loét dạ dày Omeprazole

Các thuốc dạ dày có rất nhiều, trên đây là  . SEOTCT Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn trả lời được câu hỏi “đau dạ dày nên uống thuốc gì?”. Đừng quên việc thăm khám và hỏi bác sĩ là điều thực sự cần thiết.

5/5 - (1 bình chọn)

DỊCH VỤ SEOTCT